Khủng hoảng truyền thông

Xử lý khủng hoảng truyền thông Vedan: vì sao một thương hiệu lớn im lặng?

Published

on

Ra mắt thị trường Việt Nam từ năm 1991, Vedan nổi tiếng là thương hiệu bột ngọt chất lượng cao. Sau 17 năm phát triển, trong khi đang “làm ăn vào cầu”. Bỗng dưng người tiêu dùng tẩy chay mạnh mẽ các sản phẩm mà nhãn hiệu này cung cấp.

Câu chuyện bắt nguồn từ cách xử lý khủng hoảng truyền thông lúc bấy giờ của doanh nghiệp này. Dù đã hơn 10 năm trôi qua nhưng vẫn có rất nhiều chuyên gia cho rằng. Đây là một case study rất đáng bàn. Nó cũng là lý do AZA CAN – Nguyễn Đình Bình dành thời gian để chia sẻ với quý độc giả góc nhìn của ông về sự việc này.

Thông qua đây, bạn có thể tìm thấy rất nhiều khám phú thú vị cho bản thân. Mặt khác nhờ thế chúng ta còn thêm kinh nghiệm xử lý khi khủng hoảng ập tới. Vì thế, đừng bỏ sót bất cứ thông tin giá trị nào quý vị nhé! 

Vedan Việt Nam và khởi đầu đầy thuận lợi

Được thành lập vào năm 1991 tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, Công Ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam (Vedan Việt Nam) có nền tảng vững chắc về mọi mặt. Đây là công ty con của Vedan Đài Loan có tuổi đời lâu năm.

Theo đó, vào năm 1954, thương hiệu này được thành lập tại thị trấn Sa Lộc, huyện Đài Trung, Đài Loan. Đây là tâm huyết của ông Dương Thâm Ba cùng nhiều cộng sự đắc lực. Nhờ am hiểu về công nghệ sinh học. Vedan Đài Loan phát triển mạnh mẽ công nghệ sinh hoạt tiên tiến nhất.

Vedan Việt Nam thành lập từ năm 1991

Có nền tảng vững chắc

Sau 37 năm, khi hệ thống nhà máy, trang thiết bị, công nghệ, công thức sản xuất,….đã hoàn thiện, đầy đủ và đồng bộ. Vedan Đài Loan tiếp tục vươn mình ra thế giới. Đây chính là lý do Vedan Việt Nam xuất hiện. 

Được chuyển giao công nghệ, những bí quyết giá trị để sản xuất bột ngọt. Vedan Việt Nam có quy mô rộng tới 120 ha. Hiện tại đơn vị này sở hữu chuỗi hệ thống các nhà máy bao gồm:

  • Nhà máy tinh bột nước đường.
  • Nhà máy bột ngọt.
  • Nhà máy tinh bột biến tính.
  •  Nhà máy Xút-axit.
  •  Nhà máy Lysine.
  •  Nhà máy phát điện có trích hơi.
  • Nhà máy PGA.
  •  Nhà máy phân bón hữu cơ khoáng Vedagro dạng viên.
  •  Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ tiên tiến.
  •  …

Mạng lưới dày đặc

Tính đến thời điểm hiện tại, Vedan Việt Nam đã mở rộng chi nhánh đến nhiều khu vực khác bao gồm Hà Nội, Bình Phước. Đặc  biệt sản phẩm của công ty có mặt tại thị trường nhiều quốc gia trên thế giới. Cụ thể phải kể tới như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Đông Nam Á, Châu Âu,…

Đặc biệt, đội ngũ nhân sự hơn 3000 người của Vedan cũng phần nào chứng tỏ quy mô của doanh nghiệp. Mặt khác, các sản phẩm của công ty đều đạt chứng chỉ uy tín. Bao gồm ISO 9001, OHSAS 18001 HACCP, HALAL, KOSHER, GMP+B2, ISO 14001,…cũng như chứng nhận ISO/IEC 17025: 2005, FSSC 22000. 

Với những điểm mạnh hiếm có ngay từ vạch xuất phát. Lẽ ra Vedan đã có khởi sắc đáng ngưỡng mộ hơn nữa nếu như không vướng lùm xùm từ vụ xả thải ra sông Thị Vải. Dù đã 12 năm kể từ ngày khủng hoảng xảy ra. Nhưng đối với không ít khách hàng người Việt. Ccâu chuyện này vẫn ghim sâu trong đầu họ.

Phải chăng đây là khủng hoảng truyền thông rất đáng sợ, kinh hãi? Hay do Vedan Việt Nam chưa biết cách xử lý thông minh? Mời bạn cùng đến với chia sẻ tiếp theo để tìm ra lời giải đáp thỏa đáng! 

Vedan Việt Nam là công ty chuyên sản xuất bột ngọt

Khủng hoảng truyền thông Vedan Việt Nam năm 2008

Thực tế có khá nhiều tiểu luận khủng hoảng truyền thông cũng như các case study hiện nay đều nhắc tới vụ Vedan. Thế nhưng ít bài viết nào thống kê đầy đủ chi tiết. Vì thế người muốn tìm hiểu khó biết diễn tiến câu chuyện ra sao.

Nếu bạn cũng là một trong số đó thì các gợi mở sau đây sẽ là giải mã xứng đáng để quý vị dành thời gian tìm hiểu:

Bối cảnh khủng hoảng truyền thông Vedan

Như đã trình bày kể trên, Công Ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam được khánh thành vào năm 1991 tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Ngày 13/9/2008,  Cục Cảnh sát môi trường – Bộ Công an Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam phát hiện ra vấn đề. Theo đó công ty này có hành động xả thải trực tiếp ra sông Thị Vải gây ô nhiễm nặng.

Ngay sau đó, trên báo Tuổi trẻ có bài viết Vụ Vedan “giết” sông Thị Vải: “Thành công” suốt 14 năm. Đáng chú ý nhất, trong nội dung bài báo nêu rõ. Vedan đã ngụy trang hệ thống thoát nước thải của công ty thành bồn chứa mật rỉ đường.

Ngay cạnh công ty, có tới 12 bồn chứa dung tích 15.000m3. Khi đoàn kiểm tra hỏi đây là bồn gì. phía lãnh đạo Vedan Việt Nam có ý muốn thoái thác. Sau đó, họ buộc lòng phải miễn cưỡng bật cầu dao điện. Sau đó họ cho vận hành máy bơm để kiểm tra.

Ngay sau đó, đoàn kiểm tra phát hiện miệng xả được nối thông với hai  trụ bơm cắm sâu xuống nước khoảng 8m. Hai trụ bơm này được ngụy trang giống như hai máy bơm. Mục đích dùng để hút nước từ sông Thị Vải. Thế nhưng, điều đáng nói là từ miệng xả lại xuất hiện dung dịch màu nâu đỏ. Nó còn có mùi hôi mật rỉ chảy ra.

Vedan Việt Nam gặp khủng hoảng khi bị phát hiện xả thải trực tiếp ra sông Thị Vải

Hệ thống xả thải trực tiếp ra sông Thị Vải đã được xây dựng từ trước đó

Càng tìm hiểu sâu về vụ Vedan xả thải, nhiều người càng bất bình. Bởi lẽ dường như doanh nghiệp này đã chuẩn bị rất kỹ càng. Họ xây dựng cả hệ thống bể bán âm chứa dịch thải sản xuất Lysine và bột ngọt. Hệ thống có dung tích khoảng 6.000-7.000m3 từ trước đó.

Bể này còn có ống hút máy bơm, đầu được chia ra làm ba hướng với ba đường ống khác nhau. Một trong số các đường ống này nối với trụ bơm phía bên ngoài sông Thị Vải. Phát hiện bất thường, đoàn kiểm tra yêu cầu khóa các van. Đồng thời chỉ để mở các van đường ống nối với cầu cảng và vận hành máy bơm.

Lúc này, lượng dung dịch mùi hôi rỉ mật, màu nâu đỏ chảy ra mạnh mẽ và xả thẳng ra dòng sông Thị Vải. Được biết, ông Lin Mao Fu- cán bộ vận hành dung dịch lên men của nhà máy chia sẻ. Mỗi ngày hệ thống này hoạt động trong khoảng Vedan.

Bất ngờ hơn nữa, hệ thống này đã tồn tại 14 năm cho đến thời điểm bị phát hiện. Ông này cũng nói thêm, hệ thống kể trên chỉ có một người Đài Loan khác được biết. Và ông Wang Chin Tien là người vận hành nó mỗi ngày.

Dư luận chết đứng trước những việc Vedan Việt Nam âm thầm thực hiện

Ngay sau đó, đoàn kiểm tra có kết luận chính thức. Cụ thể:

  • Vedan đã thiết kế và lắp đặt hệ thống bơm, đường ống kỹ thuật với mục đích bơm dịch thải lỏng ra sông Thị Vải. Chất thải này là của nhà máy sản xuất Lysin, nhà máy bột ngọt,…và nhà máy sản xuất PGA
  • Họ xây dựng bể bán âm dung tích 6.000-7.000m3. Cùng với đó là bồn chứa 15.000m3 để chứa lượng chất thải kể trên. Sau đó mỗi ngày khoảng 2h, hệ thống được vận hành để xả thải ra sông.
  • Kết luận cũng khẳng định rõ, các việc làm kể trên của Vedan Việt Nam là trái với quy trình xử lý chất thải.
  • Đặc biệt điều này cũng không đúng với báo cáo và các kiểm định. Cũng như các phê duyệt liên quan đã được ký.
  • để bơm và xả trực tiếp vào sông Thị Vải. Việc lắp đặt hệ thống xả dịch thải của Vedan trái với quy trình kỹ thuật xử lý chất thải (nước thải, dịch thải lỏng). Đồng thời cũng không đúng với nội dung báo cáo môi trường đã được phê duyệt. Họ đã vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều này đã khiến rất nhiều người bất ngờ, tại sao trong vòng 14 năm qua. Một hệ thống lớn như vậy, xả thải hằng ngày ra sông Thị Vải nhưng không ai hay biết?

Khủng hoảng truyền thông Vedan và hàng loạt tội ác

Là công ty sản xuất bột ngọt, tinh bột, nước đường, xút (NaOH), axit (HCl), phân bón… Vedan Việt Nam thải ra các loại chất thải có nhiều tác động xấu, cụ thể phải nói tới:

Thải ra Xyanua cao gấp 5.600 lần so với tiêu chuẩn đầu độc con người

Một trong số những chất độc gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người mà nhà máy Vedan thải ra phải kể tới chất độc Xyanua. Nó có nồng độ cao gấp 5.600 lần so với tiêu chuẩn.

Đây là chất độc có tác động mạnh gây tổn thương não và tim. Nếu tiếp xúc ở nồng độ thấp, con người có thể đối mặt với tình trạng khó thở. Đây cũng là tác nhân gây nên hiện tượng đau tim, nôn mửa. Đồng thời còn làm thay đổi máu, đau đầu, làm rộng tuyến giáp (xem thêm tại đây).

Điều này đồng nghĩa với việc Vedan đã âm thầm đầu độc con người suốt hơn chục năm tính đến thời điểm bị phát hiện. Những hệ lụy lâu dài mới nhìn thấy càng khiến cộng đồng phẫn nộ hơn. Họ ám ảnh với những gì doanh nghiệp này làm.

Chính vì thế, làn sóng tẩy chay, sự phản đối và nhiều bình luận tiêu cực đổ dồn về Vedan Việt Nam ngày càng nhiều hơn nữa.

Vi phạm tiêu chuẩn về vi sinh vật gây bệnh gấp 1.460 lần so với tiêu chuẩn

Cũng đúng lúc này, phía Bộ Tài nguyên cho hay. Vào năm 2006, đoàn kiểm tra của bộ đã đột xuất đến thăm nhà máy Vedan Việt Nam. Phía công ty đã đưa ra ba hệ thống xử lý nước thải khác nhau bao gồm:

  • Hệ thống xử lý nước thải chế biến tinh bột biến tính bằng công nghệ UASB (gọi tắt là hệ thống UASB).
  • Hệ thống xử lý nước thải chế biến tinh bột bằng hệ thống hồ sinh học tự nhiên.
  • Hệ thống xử lý nước thải sinh học sản xuất Lysine từ mật rỉ đường.

Đoàn phát hiện ra, tiêu chuẩn về vi sinh vật gây bệnh vượt tiêu chuẩn của Vedan vượt 1.460 lần so với tiêu chuẩn. Đây cũng là mức vượt cao nhất về từ trước đến nay.

Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải sản xuất Lysine cũng có hàm lượng BOD, COD… vượt tiêu chuẩn một vài lần.

Gây ô nhiễm môi trường nặng nề

Ngay trong tháng 8, phía Bộ Tài nguyên đã đưa ra báo cáo cho thấy sông Thị Vải và các khu vực lân cận như khu công nghiệp Nhơn Trạch 1 và 2, Gò Dầu… và cả Công ty Vedan bị ô nhiễm môi trường nặng nề.

Điều này một lần nữa khiến người dân quanh khu vực này cũng như cộng đồng cảm thấy phẫn nộ.

Lừa dối khách hàng và cơ quan chức năng

Cũng trong thời điểm này, Vedan tiếp tục bị “đánh úp” khi dư luận lật lại các thông tin trước đó. Cụ thể vào tháng 8/2007, Vedan Việt Nam và đã cam kết nước thải đã qua hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn cho phép tại hội đồng thẩm định của Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên – môi trường).

Đặc biệt, vào năm 2004, giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường tỉnh Đồng Nai lúc bấy giờ là ông Lê Viết Hưng còn ký văn bản gửi Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh. Trong văn bản đề nghị khen thưởng cho Vedan Việt Nam vì hành động bảo vệ môi trường, tuân thủ pháp luật về lĩnh vực bảo vệ môi trường rất tốt.

Thế nhưng những gì thực tế cho thấy doanh nghiệp này đã làm trái với những gì đã cam kết. Hành động này cũng giống như việc lừa dối khách hàng và cơ quan thẩm quyền.

Bão khủng hoảng truyền thông đến với Vedan khủng khiếp như thế nào?

Ngay sau khi sự việc kể trên bị phát hiện, Vedan Việt Nam đứng trước rất nhiều thảm cảnh. Dường như mọi búa rìu, vũ khí từ khắp tam phương, tứ hướng đều dồn đổ vào công ty này. Cụ thể:

Nhận bản án từ Pháp luật

Sau khi có kết quả điều tra chính thức, vào ngày 19 tháng 9, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra, Vedan Việt Nam không chỉ mắc một tội mà đối mặt với 10 sai phạm trầm trọng bao gồm:

  1. Nhà máy sản xuất tinh bột biến tính xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép 10 lần.
  2. Nhà máy sản xuất bột ngọt và Lysin xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép 10 lần trở lên.
  3. Xả thải vượt tiêu chuẩn gấp 10 lần trở lên với các nhà máy khác của công ty.
  4. Không nộp đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan có thẩm quyền.
  5. Đối với trại chăn nuôi heo, không  đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
  6. Không có báo cáo đánh giá tác động môi trường với các công trình sản xuất xút- axit từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng theo quy định.
  7. Không có báo cáo tương tự khi nâng quy mô sản xuất của nhà máy bột ngọt, Lysine, bột gia vị, phân phân Vedagro,…
  8. Thải ra mùi hôi thối, khó chịu trực tiếp vào môi trường mà không có thiết bị hạn chế.
  9. Quản lý chất thải nguy hại không đúng với quy định.
  10. Xả thải vào nguồn nước sai vị trí quy định trong giấy phép.

Vào ngày 6/10/2008, căn cứ vào những tội danh kể trên, Bộ Tài nguyên Môi trường đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với Vedan 267,5 triệu đồng. Mặt khác doanh nghiệp này cũng phải nộp phí bảo vệ môi trường hơn 127 tỷ đồng.

Phản ứng đòi lại công bằng của người dân

Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng kể trên, ngoài việc phải nộp phạt cho cơ quan nhà nước, Vedan Việt Nam còn phải đền bù thiệt hại cho người dân ở khu vực lân cận. Cụ thể:

  • Vedan Việt Nam phải trả cho nông dân Ðồng Nai 120 tỷ đồng.
  • Đền bù cho người dân tại TP Hồ Chí Minh 107 tỷ đồng.
  • Đền bù cho người dân tại Bà Rịa – Vũng Tàu 53 tỷ đồng. 

Chưa dừng lại ở đó, cộng đồng và dư luận xã hội đều rất bức xúc với những gì Vedan Việt Nam đã gây ra. Nhiều người còn cho rằng số tiền kể trên không thể bù đắp hết sự mất mát về sức khỏe của những người trực tiếp chịu ảnh hưởng từ hành động xả thải mà công ty này gây ra.

Khác với khủng hoảng truyền thông Vinamilk bị đối thủ chơi xấu, dìm hàng, bị “oan”. Với Vedan, khủng hoảng xảy ra bắt nguồn từ việc làm sai phạm của doanh nghiệp. Vì thế tính chất của vấn đề càng thêm trầm trọng.

Hơn thế nữa, chính những điều sau đây càng khiến sự việc trở nên rối rắm, hình ảnh của doanh nghiệp càng xấu xí hơn nữa trong mắt người tiêu dùng.

Khủng hoảng truyền thông Vedan –  ví dụ điển hình cho sự thất bại

Nếu đã tìm hiểu về khủng hoảng của Vedan, bạn sẽ thấy khá nhiều nhận định cho rằng doanh nghiệp này thất bại trong xử lý vấn đề. Chính những điều  sau đây càng khiến họ “xấu xí” hơn trong mắt công chúng mục tiêu:

Im lặng 

Ngay ban đầu, Vedan Việt Nam đã không minh bạch và trung thực. Họ thậm chí còn cam kết bảo vệ môi trường và nhận được lời khen ngợi từ phía chính quyền sở tại. Sự dối trá khiến hình ảnh doanh nghiệp ngày càng mất điểm trong mắt người nhìn.

Khi sự việc vỡ lở, Vedan Việt Nam hoàn toàn im lặng. Họ không có thông cáo báo chí, không giải thích, không xin lỗi. Điều này càng khiến cộng đồng thêm phẫn nộ. Rất nhiều người cho rằng đây hành động vô trách nhiệm.

Trốn tránh và mặc cả chuyện đền bù

Vedan Việt Nam còn không thành khẩn nhận lỗi về mình. Việc gây ô nhiễm môi trường, xả thải ra hàng loạt chất độc nguy hại đến tính mạng con người chẳng có giá nào mua được. Thế nhưng ngay cả khi bản án đã rất rõ ràng, việc đền bù thiệt hại của Vedan khá chậm trễ.

Đây là lý do khiến Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Trung Tín lúc bấy giờ ký văn bản gửi Công ty Vedan Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó ông đề nghị công ty bồi thường 45,7 tỷ đồng cho hơn 839 hộ dân bị ảnh hưởng từ vụ việc kể trên, xem thêm tại đây.
Cùng với đó, 1.255 hồ sơ của người dân các xã Mỹ Xuân, Tân Phước, Phước Hòa và thị trấn Phú Mỹ của huyện Tân Thành- Bà Rịa- Vũng Tàu cũng khởi kiện Vedan đòi Vedan bồi thường tổng số tiền hơn 53 tỷ.

Đặc biệt, Vedan Việt Nam còn bị nhiều báo đài tố “mặc cả” tiền bồi thường. Vào tháng 6/2010, Chủ tịch HND TPHCM Nguyễn Văn Phụng cho biết, Vedan chỉ bồi thường bằng 1/10 so với yêu cầu(xem thêm tại đây).

Theo đó, ông Phụng cho rằng tổng thiệt hại của người dân do vụ việc Vedan gây ra khoảng 45,7 tỷ đồng. Thế nhưng, doanh nghiệp này chỉ đồng ý bồi thường 7 tỷ đồng. 

Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Vedan gây ra thiệt hại 216,8 tỷ đồng, thế nhưng đơn vị này chỉ đồng ý chi 10 tỷ đồng. Hành động này một lần nữa khiến người dân hiểu doanh nghiệp chưa thật sự hối lối, có trách nhiệm với những sai phạm mình đã gây ra.

Xử lý chậm trễ

Điểm lại quá trình từ khi phát hiện ra vụ xả thải của Vedan trên sông Thị Vải mới thấy, doanh nghiệp này rất chậm trễ trong vấn đề xử lý khủng hoảng.

Thứ nhất, 2 năm sau mới trả xong tiền bồi thường

Lẽ ra việc bồi thường cho dân phải thực hiện càng sớm càng tốt ngay sau khi cơ quan chức năng có quyết định. Thế nhưng phải đến năm 2010, các khoản bồi thường mới được giải quyết. Lý giải điều này, phía lãnh đạo của Vedan cho rằng quá trình làm hồ sơ, các thủ tục đối soát rất mất thời gian và rắc rối.

Tuy nhiên, điều này một lần nữa chứng tỏ họ yếu trong khâu xử lý. Bởi khi khủng hoảng xảy ra, khi không giải quyết sớm, càng để lâu thì doanh nghiệp càng thiệt hại nặng nề.

Đầu năm 2011, Vedan mới hoàn tất việc trả bồi thường cho dân 

Thứ hai, 10 năm sau mới xin lỗi

Sau 10 năm xảy ra khủng hoảng, trong lễ kỷ niệm, đánh dấu chặng đường 25 năm công ty Vedan Việt Nam, phía lãnh đạo Vedan mới lên tiếng xin lỗi về hành động này của mình. Theo đó, ông Yang Kun Hsiang, Tổng Giám đốc Công ty thừa nhận sai phạm của công ty và xin lỗi đến người dân Việt Nam(xem thêm tại đây).

Năm 2017, lãnh đạo Vedan mới xin lỗi người dân về vụ xả thải vào năm 2008

5+luật ngầm cần nắm rõ khi khủng hoảng truyền thông xuất hiện

Từ cách xử lý khủng hoảng truyền thông Vedan, AZA CAN – Nguyễn Đình Bình- một trong những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này cho rằng, doanh nghiệp nào cũng nên nắm rõ 5 luật ngầm sau đây để tránh phạm phải sai lầm như case study vừa rồi:

Không im lặng

Có câu “im lặng là thừa nhận”, vì thế im lặng trong mọi khủng hoảng truyền thông đều khiến người nhìn mặc định bạn đang sai lầm, đang có lỗi.

Tệ hơn nữa, im lặng là cách giải quyết thiếu tôn trọng khách hàng tiềm năng. Bởi lẽ, khi có vấn đề xấu xảy ra, khách hàng hay những người tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ của bạn rất mong có được lời giải thích thỏa đáng.

Nếu bạn im lặng, đồng nghĩa với việc bạn “phụ bạc, phản bội” lại niềm tin của họ bấy lâu. Nói cách khác, im lặng khiến hình ảnh của doanh nghiệp đang rất nhạy cảm trở nên đen tối, dễ bị gán cho mác tiêu cực hơn bất cứ lúc nào.

Không trốn tránh

Nhìn thẳng vào vấn đề, trả lời hay giải quyết những khúc mắc mà cộng đồng, khách hàng tiềm năng và xã hội quan tâm tới khủng hoảng của công ty bạn là cần thiết hơn cả trong lúc này.

Sự thẳng thắn, không trốn tránh cho thấy bạn rất dũng cảm. Sự bản lĩnh là tố chất cần thiết của bất cứ lãnh đạo nào, dù quy mô công ty của bạn lớn nhỏ hay hoạt động ở lĩnh vực đa dạng nào đi chăng nữa. 

Các giải đáp trung thực, nhanh chóng, kịp thời, tránh sự vòng vo,…vô cùng cần thiết trong trường hợp này. Bởi qua đó, người dùng nói riêng và cộng đồng nói chung nhìn thấy được sự hợp tác, sự hối lối từ bạn.

Không nóng giận, đổ lỗi

Trong nhiều trường hợp, không nhượng bộ và quyết đoán đến cùng là cần thiết. điều này có thể đúng với khủng hoảng truyền thông Vinamilk. Thế nhưng nếu áp dụng vào câu chuyện của Vedan  thì sẽ thất bại.

Hơn thế nữa, khi khủng hoảng tới, sự bình tĩnh và dám thẳng thắn thừa nhận sai lầm sẽ hiệu quả hơn bao giờ hết. Ngược lại nếu quý vị chỉ muốn đổi lỗi, trốn tránh trách nhiệm thì e rằng, dù cố gắng làm gì đi chăng nữa cũng vô ích.

Bởi cộng đồng nhận ra bạn chưa thật sự thành thật với chính mình mà vẫn cố chấp để bảo vệ quyền lợi, lợi ích cho doanh nghiệp mà thôi.

Không chối bỏ trách nhiệm

Vedan Việt Nam đã sai khi xả thải trực tiếp vào sông Thị Vải. Nhưng càng sai hơn nữa khi mặc cả tiền bồi thường cho người dân cũng như chậm trễ chi trả cho họ. Điều này khiến cộng đồng thấy doanh nghiệp kể trên chưa thật sự có trách nhiệm với những hành động do mình gây ra.

Nhất là khi những ảnh hưởng đó liên quan tới sức khỏe, tính mạng con người. Nếu đặt vào vị trí của mình, bạn sẽ thấy sao khi người thân bị ung thư, giảm thọ, đột ngột rời bỏ chúng ta vì những hệ lụy âm thầm diễn ra trong cơ thể từ nồng độ chất thải vượt mức hàng trăm lần kể trên?

Tin rằng, chẳng ai đủ bình tĩnh, thậm chí, dù có tiền trăm, tiền tỷ cũng chẳng ai muốn đánh đổi tính mạng của những người thân yêu. Do đó, bạn hãy thẳng thắn nhìn vào thực tế, giải quyết khủng hoảng, những thiệt hại gây ra cho người khác một cách khôn ngoan, có trách nhiệm.

Cầu thị, chân thành

Sự cầu thị, chân thành cũng mang tới tác dụng tốt khi xử lý khủng hoảng truyền thông. Sau 10 năm, lãnh đạo Vedan Việt Nam mới có lời xin lỗi chính thức. Tuy muộn nhưng có còn hơn không. Kết hợp cùng sự nỗ lực thay đổi, tin rằng hình ảnh của họ cũng dần tích cực hơn.

Được biết, Vedan Việt Nam đã bỏ ra hàng trăm triệu đô la để xây dựng hệ thống xả thải đạt chuẩn. Nhờ thế, họ có cơ hội làm lại, được đón nhận một lần nữa tại Việt Nam.

Thực tế đến thời điểm hiện tại, vẫn còn không ít định kiến, nhiều người vẫn chưa thể tha thứ cho Vedan và từ chối sản phẩm của họ. Điều đó một lần nữa cho thấy khủng hoảng truyền thông có ảnh hưởng vô cùng khủng khiếp tới sự tồn vong của doanh nghiệp. Nó một lần nữa cảnh tỉnh chúng ta cần càng phải thận trọng hơn nữa khi khủng hoảng ập tới.

Nhiều người vẫn từ chối Vedan dù vụ việc đã xảy ra cách đây rất lâu

Kết luận

Các chia sẻ và phân tích của AZA CAN – Nguyễn Đình Bình về xử lý khủng hoảng truyền thông Vedan kể trên có giúp ích gì cho bạn không?

Sau nhiều năm học tập và làm việc, AZA CAN – Nguyễn Đình Bình hiện được biết tới là một trong những chuyên gia về xử lý khủng hoảng truyền thông. Ông sở hữu bằng Pre Doctor Business Administration tại Horizons University (Paris, France) cùng nhiều bằng cấp giá trị như:

• Master Business Administration 

• Bachelor of Business Administration

• Bachelor of IT Information System.

• …

Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy tại đại học Mở, đại học Văn Hiến, Cao đẳng Ispace, Cao đẳng Ladec,…cũng như trực tiếp tư vấn cho các doanh nghiệp về thẩm mỹ, nông nghiệp, giáo dục,… AZA CAN – Nguyễn Đình Bình được cộng đồng biết tới với không ít đóng góp giá trị.

Đừng quên xem thêm các chia sẻ hay khác trên chuyên trang để có thêm những kiến thức thú vị về khủng hoảng truyền thông bạn nhé! 

  1. https://tuoitre.vn/vu-vedan-giet-song-thi-vai-thanh-cong-suot-14-nam-278743.htm
  2. https://vi.wikipedia.org/wiki/Xyanua
  3. https://nhandan.com.vn/thoi-su-phap-luat/cong-ty-vedan-phai-boi-thuong-thoa-dang-cho-nong-dan-423983/
  4. https://nhandan.com.vn/thoi-su-phap-luat/Vedan-l/
  5. https://www.sggp.org.vn/vedan-lai-cu-cua-mac-ca-124659.html
  6. https://dantri.com.vn/kinh-doanh/vedan-xin-loi-nguoi-tieu-dung-sau-gan-10-nam-gap-su-co-moi-truong-20170402213404049.htm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Xu hướng

Copyright © 2021 AZACAN Nguyễn Đình Bình