Connect with us

Khủng hoảng truyền thông

Xử lý khủng hoảng truyền thông của Tân Hiệp Phát: thà mất 2000 tỷ chứ không trả 500 triệu, vì sao?

Published

on

AzaCan Nguyễn Đình Bình

Bài viết này sẽ bàn về cách xử lý khủng hoảng truyền thông của Tân Hiệp Phát. Mời quý vị cùng đọc để khám phá thêm câu chuyện của ông lớn trong ngành giải khát. Nhất là khi đứng trước bão giận dữ từ dư luận. Thông qua đây, bạn sẽ hiểu thêm về những kinh nghiệm hay khi khủng hoảng ập tới.

Vì lẽ đó, đừng bỏ lỡ bất cứ thông tin giá trị nào quý vị nhé! Nếu cần thêm hỗ trợ hãy kết nối với AZA CAN –  Nguyễn Đình Bình theo số 0931 486 333. Chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kể trên sẽ không làm bạn lãng phí thời gian vô ích đâu! 

Tân Hiệp Phát- thương hiệu quốc gia có tiếng trong lĩnh vực nước giải khát

Tiên phong trong lĩnh vực giải khát

Tân Hiệp Phát hay có tên đầy đủ là công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát. Đây là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đồ uống đóng chai, nước giải khát tại Việt Nam. 

Được thành lập vào năm 1994 với tiền thân là Phân xưởng nước giải khát Bến Thành. Tân Hiệp Phát nhanh chóng phát triển như vũ bão.

Chỉ sau 2 năm ra mắt thị trường, từ một phân xưởng nhỏ, hãng này đã mở rộng dây chuyền sản xuất. Họ mang đến sản phẩm bia tươi Flash. Sản phẩm hiện được rất nhiều người chuộng dùng lúc bấy giờ.

Đặc biệt, năm 2000, sản phẩm bia Bến Thành của Tân Hiệp Phát được biết đến là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam được cơ quan quản lý chất lượng quốc tế Det Norske Veritas (Hà Lan) chứng nhận đạt ISO 9001- 2000. 

Sẵn kinh nghiệm, ngày càng làm ăn phát đạt, thu lợi nhuận khủng. Lãnh đạo Tân Hiệp Phát không ngại đầu tư mạnh ở khắc các mặt trận. Đây là lý do Nước tăng lực Number 1, Bia tươi đóng chai Laser,…Cũng như Sữa đậu nành Number 1, Nước tinh khiết Number 1, Bia Gold Bến Thành…xuất hiện.

Kết hợp với chiến lược truyền thông mạnh, quảng cáo rầm rộ. Các sản phẩm của thương hiệu này nhanh chóng được biết tới và đánh giá cao.

Sở hữu nhiều giải thưởng danh giá

Với doanh thu lớn, phát triển vượt bậc, Tân Hiệp Phát “ẵm” rất nhiều danh hiệu và giải thưởng giá trị. Trong số đó phải kể tới:

  •  Thương hiệu quốc gia 2012, (xem thêm tại đây). 
  • Top 10 tăng trưởng nhanh Fast 500, (xem thêm tại đây).
  • Huân chương lao động hạng 3, (xem thêm tại đây).
  • Top 100 sản phẩm dịch vụ được tin dùng năm 2012 do độc giả Thời báo Kinh tế Việt Nam – Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng bình chọn, (xem thêm tại đây).
  • Thương hiệu quốc gia 2014, (xem thêm tại đây).

Tuy nhiên, song song với những hình ảnh đẹp, con số khủng về lợi nhuận, Tân Hiệp Phát cũng đối mặt với khủng hoảng truyền thông rất nhiều lần. Mời bạn cùng đến với chia sẻ tiếp theo để xem trong mỗi tình trạng, thương hiệu này đã làm gì để gỡ rối thành công.

Bê bối năm 2009- nước tăng lực Number One 

Câu chuyện khủng hoảng truyền thông của Tân Hiệp Phát bắt đầu vào tháng 3/2009. Khi ấy tại quán của của bà Thu Hà (quán ăn Thác Vàng, Biên Hòa) phát hiện bất thường. Theo đó, chai nước tăng lực Number One còn nguyên nắp chưa khui nhưng bên trong chứa ống hút, (xem thêm tại đây). 

Ngoài ra, bà còn phát hiện bốn chai sữa đậu nành Soya hiệu Number One dù còn hạn dùng nhưng có căn ở đáy chai. Bà đã báo cho nhân viên chăm sóc khách hàng. Nhưng không được giải quyết “tới nơi tới chốn”. Vì thế người phụ này làm đơn tố cáo để giải quyết bức xúc của mình.

Tân Hiệp Phát xin thu hồi, hỗ trợ khách hàng 

Vụ việc âm ỉ kéo dài đến tháng 11-2011, lúc này bà Hà được Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Đồng Nai mời đến làm việc với đại diện phía Tân Hiệp Phát.

Tại đây ông Nguyễn An- giám đốc marketing của Công ty Tân Hiệp Phát – đã xác nhận “chai sữa đậu nành và chai nước tăng lực Number One mà bà Hà khiếu nại. Cụ thể xác minh đây là các sản phẩm mang thương hiệu của công ty, còn nguyên chưa khui”.

Mặt khác trong biên bản, ông An cho rằng chưa thể xác định chính xác đó có phải là sản phẩm của công ty hay không. Đồng thời người đại diện Tân Hiệp Phát xin lỗi khách hàng và xin thu hồi lại sản phẩm. Ông An cũng đề nghị hỗ trợ cho bà Hà 5 thùng trà xanh.

Khách hàng không đồng ý

Tuy nhiên phía bà Hà cho biết mình đã lỗ tổng cộng 49 triệu đồng trong 7 tháng làm ăn thua lỗ kể từ khi sự việc xảy ra. Bà giải thích rằng tin đồn quán của bàn bán nước ngọt kém chất lượng. Vì thế nên mất khách, doanh thu giảm.

Lúc này, phía Tân Hiệp Phát yêu cầu bà Hà cần có cơ sở chứng minh thu nhập nếu muốn bồi thường. Rõ ràng, với vị trí là một tạp hóa nhỏ lẻ, việc chứng minh thu nhập rõ ràng rất khó thực hiện. Vì thế nhiều người cho rằng cách làm này của thương hiệu kể trên đang “đánh đố” khách hàng, không thực sự thiện chí.

Vì thế bà Hà không đồng ý với cách giải quyết kể trên và thông báo đã ủy quyền cho một văn phòng luật sư ở TpHCM giải quyết. Bà nói thêm nếu đơn vị không đồng ý mức này sẽ để báo chí vào cuộc.

Cuối cùng, sau ba lần thương lượng, phía đại diện Tân Hiệp Phát đồng ý bồi thường 49 triệu đồng và hẹn bà tới nhận tiền.

xử lý khủng hoảng truyền thông của tân hiệp phát

Bà Hà đòi Tân Hiệp Phát bồi thường 49 triệu đồng vì thất thu trong 7 tháng sau sự việc

Bị bắt khi đang nhận tiền

Vào trưa 16-12-2011 ông Phạm Long Minh- đại diện của Tân Hiệp Phát hẹn bà đến một quán cà phê để giao 49 triệu đồng. Tại đây hai bên trao đổi, thỏa thuận phía công ty thu lại 5 chai nước của quán bà Hà như kể trên.

Khi bà Hà đang đếm tiền thì có một tốp thanh niên mặc thường phục xưng là Công an TP Biên Hòa ập đến còng tay. Đồng thời họ thu giữ 49 triệu đồng cùng năm chai nước giải khát bị lỗi. Nhiều người đồn đoán có bàn tay của Tân Hiệp Phát đứng sau sự việc này.

Bởi sau khi giao bà Hà cho  Công an TP Biên Hòa, phía cơ quan chức năng nhanh chóng thả bà ra ngay. Bởi họ xác minh được biên bản thỏa thuận của công ty này với bà.

Thế nhưng, sau gần 2 năm, bà Hà mới nhận lại 49 triệu đồng và quyết định không khởi tỏ vụ án hình sự. Vụ việc kéo dài khiến bà Hà mệt mỏi, công việc kinh doanh giảm sút. Đồng thời Tân Hiệp Phát cũng lãnh nhận không ít chỉ trích từ cộng đồng.

Chưa kể tới, bà Hà cảm thất bất bình trước cách xử lý này nên tiếp tục khởi kiện. Bà yêu cầu Tân Hiệp Phát phải bồi thường tổng cộng 400 triệu đồng cho những tổn thất đã gây ra.

Không bồi thường, Tân Hiệp Phát làm đơn khởi kiện khách hàng 

Được biết trước đó, vào ngày 2-11-2011, Công ty TNHH thương mại – dịch vụ Tân Hiệp Phát đã làm đơn. Họ gửi Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Đồng Nai. Nội dung  tố cáo bà Hà đe dọa tống tiền công ty 49 triệu đồng.

Vì thế, PC45 ập đến bắt bà Hà khi hai bên đang thỏa thuận. Tuy nhiên sau đó nhận thấy biên bản thỏa thuận giữa hai bên. Nên phía công an đã thả bà Hà ngay sau đó.

Dễ nhận thấy, Tân Hiệp Phát không muốn xử lý khủng hoảng trong êm đẹp. Thay vào đó, như chia sẻ của ông Trần Quý Thanh trên website. Ông không muốn tiếp tay cho cái ác, cái xấu. Vì vậy hành động của bà Hà được hiểu là yêu cầu quá đáng, sự “vòi vĩnh”.

Nếu như công ty đồng ý với thỏa thuận, sẽ còn những khách hàng tiếp theo đến tìm. Những sự việc tương tự sẽ khiến doanh nghiệp chịu nhiều khủng hoảng hơn nữa trong tương lai. Đây cũng là cách giải quyết tương tự của Tân Hiệp Phát trong các khủng hoảng truyền thông tiếp theo.

Năm 2010 -2012 sữa đậu nành Number 1 Soya, trà thảo mộc Dr.Thanh chưa hết hạn đã kết tủa

Bê bối với sữa đậu nành Number 1 Soya

Nắp chưa khui nhưng có vẩn đục

Vào năm 2010, Trương Ngọc Tuấn (40 tuổi, trú tại huyện Hóc Môn, TP HCM) phát hiện vấn đề. Cụ thể có 6 chai sữa đậu nành Number 1 Soya có gợn đục, kết tủa trắng. Tuy nhiên, trên bao bì sản phẩm ghi rõ sản xuất vào tháng 9/2010. Và hạn sử dụng ngày 25/6/2011.

Đặc biệt các chai này đều được đóng cẩn thận. Đặc biệt nắp chai còn nguyên vẹn, chưa có dấu hiệu bị khui ra, (xem thêm tại đây). 

Anh Tuấn đã gọi điện đến nhà máy để thắc mắc. Nhưng đến cuộc thứ ba mới gặp được nhân viên. Người này hẹn sẽ xuống kiểm tra. Sau đó một tuần, người này tới. Và giải thích tình trạng kể trên là do quá trình vận chuyển.

Phía nhân viên Tân Hiệp Phát động viên anh “ráng chịu” và sẽ tạo điều kiện để anh đổi sản phẩm mới.

xử lý khủng hoảng truyền thông của tân hiệp phát

Anh Tuấn bên các sản phẩm có cợn, kết tủa trắng của Tân Hiệp Phát

Sự việc tiếp diễn nhiều lần

Năm 2011, ông Phạm Văn Trực (45 tuổi, chủ quán cà phê Thiên Thai ở số 9/134, đường DT 743, khu phố Bình Đức, phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, Bình Dương) cũng cho biết. Anh phát hiện 4 chai sữa đậu nành Number 1 Soya bị hỏng.

Theo đó, sản phẩm thấy rõ phần nước uống bị tách làm hai lớp. Phía trên là chất lỏng có màu trắng đục. Còn lớp dưới bị đóng cặn, nổi cục, trông nhờn nhợt.

Đặc biệt, cả hai chai Number One cũng phát hiện thấy “chất lạ” lợn cợn bên trong, (xem thêm tại đây). 

Trong năm 2012, một khách hàng khác là anh Tạ Anh Tuấn(HCM) cũng phát hiện 12 chai sữa đậu nành Soya Number One không ổn. Theo đó sản phẩm  có dấu hiệu kết tủa, lợn cợn(xem thêm tại đây).

Phía Tân Hiệp Phát sau đó đã xuống tận nơi kiểm tra. Họ giải thích đây là hiện tượng do ảnh hưởng của quá trình vận chuyển.

Lời giải thích không mấy thỏa đáng này khiến câu chuyện của anh Tuấn được bàn đi bàn lại rất nhiều lần. Làn sóng tẩy chay các sản phẩm của doanh nghiệp cũng ngày càng mạnh mẽ hơn.

Cách sản phẩm về trà cũng nhiều lần bị tố

Với sản phẩm trà thảo mộc Dr.Thanh, tháng 12/2012, bà Tất Tố Mai – chủ quán cà phê Hàng Hải (số 70 đường Hạ Long, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết. Bà phát hiện các chai chưa khui, hạn đến tận tháng 6/2013. Nhưng sản phẩm đã kết tủa, có lợn cợn phía trên.

Vào năm 2014, khách hàng Nguyễn Đình Hiệp, trú ở đường Nguyễn Viết Xuân, TP. Vinh (Nghệ An) cho biết. Anh mua 2 lốc trà xanh 0 độ dùng. Anh thấy có “vật thể lạ” màu vàng dính ngay trên miệng sau khi dùng.

Sau khi vụ việc xảy ra, đại diện Tân Hiệp Phát- ông Phạm Lê Tấn Phong(Giám đốc Trung tâm Truyền thông khẳng định. Các sản phẩm của công ty được sản xuất trên công nghệ, dây chuyền hiện đại, khép kín. Vì thế, không có chuyện xuất hiện vật thể lạ hay lợn cợn.

Hiện tượng mà khách hàng nhìn thấy là do quá trình vận chuyển, nắp chai bị hở. Vì thế nên không khí lọt vào dẫn đến tình trạng kể trên, (xem thêm tại đây). 

Khủng hoảng truyền thông lớn nhất của Tân Hiệp Phát: mất 2000 tỷ thay vì trả  500 triệu 

Phát hiện ruồi trong sản phẩm chưa khui

Vụ khủng hoảng truyền thông lớn nhất mà Tân Hiệp Phát phải đối mặt. Là vụ khách hàng hàng Võ Văn Minh ngã giá đòi 1 tỷ đồng. Vì anh ta phát hiện ra trong chai Number One của công ty này có ruồi.

Cụ thể vào ngày 3/12/2014, anh Minh gọi điện yêu cầu đại diện của doanh nghiệp kể trên đến gặp để thương lượng.

Ở lần đầu gặp mặt, anh này yêu cầu phía Tân Hiệp Phát phải trả cho mình 1 tỷ đồng. Nếu không anh ta sẽ tung tin ra ngoài. Sau ba lần thương lượng, có lập biên bản, phía công ty đồng ý trả 500 triệu đồng cho khách hàng.

Thế nhưng vào ngày 27/1/2015, khi Minh đang nhận tiền của công ty Tân Hiệp Phát tại một quán cà phê thuộc Cái Bè- Tiền Giang. Anh này bị trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tiền Giang ập tới, bắt quả tang, (xem thêm tại đây). 

xử lý khủng hoảng truyền thông của tân hiệp phát

Võ Văn Minh bị xử 7 năm tù vì hành vi tống tiền Tân Hiệp Phát

Bị trả giá xứng đáng vì tống tiền doanh nghiệp

Tại phiên tòa sơ thẩm vào ngày 18 tháng 12 năm 2015, Võ Văn Minh bị phạt 7 năm tù giam vì tội “cưỡng đoạt tài sản”. Sau đó, gia đình Minh tiếp tục kháng cáo lên phúc thẩm.

Tuy nhiên, đối tượng vẫn nhận y án vì tòa cho rằng hành động “đổi” chai Number One có ruồi lấy 500 triệu là giao dịch dân sự, trái pháp luật.

Sau sự việc, Tân Hiệp Phát thừa nhận thiệt hại 2000 tỷ đồng, (xem thêm tại đây). Khá nhiều người cho rằng đây là pha xử lý khủng hoảng truyền thông chưa khôn khéo.

Nhưng cũng không ít cá nhân đồng tình với cách làm của ông Trần Quý Thanh. Bởi nếu cổ xúy cho cái ác, cái xấu thì sẽ còn rất nhiều doanh nghiệp khác bị tống tiền như kể trên.

Vào năm 2015, phía Tân Hiệp Phát cũng xin miễn trừ với Võ Văn Minh. Phía Tân Hiệp Phát cho biết “Chúng tôi không yêu cầu đền bù và xin miễn trừ trách nhiệm dân sự cho anh Minh đối với những hậu quả mà vụ việc đã gây ra cho chúng tôi. 

Ngoài ra, chúng tôi cũng mong Hội đồng xét xử xem xét các tình tiết để có thể khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt cho anh Minh để anh Minh sớm có cơ hội về với gia đình và hòa nhập cộng đồng.”

Theo bạn, cách xử lý khủng hoảng truyền thông của Tân Hiệp Phát có đáng ghi nhận không? Nếu được phép lên kế hoạch để giải quyết các vấn đề này, bạn sẽ làm gì tiếp theo? Nếu quý vị cũng đang có những băn khoăn tương tự, hãy cùng tìm hiểu ở các chia sẻ sau đây bạn nhé! 

Quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông của Tân Hiệp Phát có gì đáng lưu tâm?

Không phải ngẫu nhiên Tân Hiệp Phát trở thành thương hiệu quốc gia. Các sản phẩm của công ty này có mặt ở rất nhiều nước trên thế giới. Đến thời điểm hiện tại, có thể nhận thấy doanh nghiệp kể trên đã thoát khỏi khủng hoảng thành công.

Bằng chứng là cuối năm 2017, tổng kết của đơn vị cho thấy đã tăng 62% lợi nhuận, đạt mức 1.580 tỷ. Đặc biệt Tân Hiệp Phát dự kiến sẽ sở hữu doanh thu tỷ đô vào năm 2023, (xem thêm tại đây).

Vì lẽ đó, không nếu cho rằng thương hiệu này kém chuyên nghiệp khi xử lý khủng hoảng thì chưa thỏa đáng.

Mời bạn cùng đến với chia sẻ tiếp theo để nắm rõ những điểm cộng của doanh nghiệp này khi khủng hoảng ập tới.

Chủ động chịu đựng cơn giận dữ của cộng động

Như chia sẻ của ông Trần Quý Thanh, vụ con ruồi trong chai Number One đã gây ra nhiều rắc rối. Nó khiến Tân Hiệp Phát bị dư luận từ báo chí đến cư dân mạng tấn công mạnh mẽ. Lúc này ông nhận ra cần phải bình tĩnh để đối mặt với sự giận dữ từ cộng đồng rồi mới giải thích sau.

Có thể thấy, Tân Hiệp Phát không nổi giận, không làm quá. Khi ở tâm bão, có thể nhiều người không nhận ra điều này. Thế nhưng sau khi sự việc đã lắng xuống, khi xâu chuỗi lại tất cả mới thấy. Chính sự bình tĩnh đáng nể của doanh nghiệp này đã giúp họ vượt bão.

xử lý khủng hoảng truyền thông của tân hiệp phát

Lãnh đạo Tân Hiệp Phát cho rằng chịu sự tức giận của dư luận khi khủng hoảng tới là rất cần thiết

Thống nhất trong cách hồi đáp

Đặc biệt, không chỉ tới khủng hoảng truyền thông vụ ruồi ở chai Number One. Từ các vụ bê bối trước đó cũng có thể nhận thấy. Tân Hiệp Phát có quy trình xử lý các tin xấu từ khách hàng rất đồng nhất.

Cụ thể đại diện của Tân Hiệp Phát sẽ đến tận nơi để xác minh sự việc. Họ xin lỗi khách hàng. Sau đó phía công ty sẵn sàng chịu đổi lại sản phẩm mới. Đồng thời, họ có giải thích cụ thể do quá trình vận chuyển. Nên nắp chai bị xô lệch khiến không khí lọt vào. Điều kể trên tạo ra hiện tượng có bọt hoặc lợn cợn.

Mặt khác, các dòng thức uống như trà, bia, sữa đậu nành chế biến ngay tại nhà khi bị lắc mạnh cũng có thể tạo bọt. Vì lẽ đó, nhìn một cách khách quan có thể đây là hiện tượng bình thường. Trừ trường hợp ai đó “cố tình bới lông tìm vết” không chấp nhận sự thật này thì đành chịu!

Thực tế, chẳng khó hiểu khi có nhiều bài viết cố tình mổ xẻ hiện tượng vẩn đục, “dường như có bọt”, có vật thể lạ,…trên báo. Các thông tin chưa kiểm chứng, thiếu tính xác thực được tiếp nhận rất nhanh. Nó có thể giết chết doanh nghiệp. Nó cũng khiến họ chịu oan mà không có cách nào giãi bày. Tuy nhiên đây là điều không thể tránh khỏi. 

Chúng ta cần xác định rõ điều này để đón bão với tâm thế chủ động. Chỉ có như vậy bạn mới tránh được các xử trí sai lầm. Thực tế nóng vội và giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất.

xử lý khủng hoảng truyền thông của tân hiệp phát

Phía Tân Hiệp Phát có hồi đáp rõ  ràng và thống nhất cho khách hàng khi bê bối xảy ra

Show bằng chứng cho sự chuyên nghiệp của dây chuyền sản xuất

Trong chia sẻ của mình, ông Trần Quý Thanh cho biết. Chai nước của Tân Hiệp Phát được sản xuất ở dây chuyền hiện đại. Bao bì của công ty được hình thành từ công nghệ phun phôi nhựa. Đặc biệt, công ty nói không với việc mua chai cũ về súc rửa.

Vì thế, nói có dị vật lọt vào chai là điều không thể xảy ra. Ông cũng khẳng định thêm. Bất cứ ai đã đến tham quan hệ thống nhà máy của Tân Hiệp Phát sẽ nhận ra điều này. Vì thế, công ty không cần giải thích thêm gì nữa.

 Tân Hiệp Phát không tranh cãi với khách hàng. Họ bình tĩnh show ra những bằng chứng cụ thể, có căn cứ để thuyết phục khách hàng. Công luận rất công bằng. Vì thế cuối cùng sự thật vẫn là sự thật.

Mặt khác, chính việc kể trên càng giúp ông Trần Quý Thanh thể hiện được cái tầm của một lãnh đạo giỏi.

Đặc biệt, thông qua đây, những khách hàng thông thái càng thêm tin yêu sản phẩm của doanh nghiệp này. Vì thế chẳng có gì khó hiểu khi sau khủng hoảng. Đơn vị nhanh chóng tái thiết lập mức doanh thu và lợi nhuận khủng.

Những con số biết nói như đã trình bày kể trên chính là minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định này.

xử lý khủng hoảng truyền thông của tân hiệp phát

Tân Hiệp Phát show các bằng chứng thuyết phục để bảo vệ sản phẩm của mình

Xin lỗi khách hàng 

Không thừa nhận sản phẩm có chứa dị vật, hay có bất cứ vấn đề nào. Nhưng ông Trần Quý Thanh vẫn viết tâm thư xin lỗi khách hàng trên website chính thức của công ty và của cá nhân ông. Hành động này cho thấy Tân Hiệp Phát rất tôn trọng cộng đồng.

Những lùm xùm của doanh nghiệp này phần nào gây ra nhiều tranh cãi. Những phiền não cho các đối tượng quan tâm đến nó. Đặc biệt, chúng cũng ảnh hưởng tới những khách hàng đã tin yêu và sử dụng sản phẩm của thương hiệu này suốt nhiều năm trước đó.

Khó có thể nói rằng Tân Hiệp Phát xử lý khủng hoảng truyền thông kém vì mất đi 2000 tỷ. Bởi lẽ một thương hiệu càng lớn thì bão đổ vào càng mạnh khi vấn đề xuất hiện.

Liệu bạn có cho rằng nếu như Tân Hiệp Phát làm khác đi, sự việc sẽ còn tồi tệ hơn? Sẽ còn nhiều Võ Văn Minh khác đến tống tiền doanh nghiệp này?

Vì thế con số họ phải trả không phải là 2000 tỷ mà còn có thể nhiều hơn. Nhất là khi sự thật bị phanh phui, khách hàng sẽ đặt câu hỏi. Rằng nếu Tân Hiệp Phát không sai thì tại sao phải “bịt miệng” khách hàng bằng cách đáp ứng yêu cầu của họ?

Lúc này, e rằng cả thương hiệu nhiều năm gây dựng cũng bị đánh gục chứ không nói gì đến thất thoát 2000 tỷ. Họ sẽ không còn cơ hội để được người tiêu dùng đón nhận khi gian dối. Hoặc khi quá dễ dàng chấp nhận các thương thảo vô lý của khách hàng.

Nói không với tiếp tay cho cái xấu

Có thể thấy, từ việc bà Hà đòi 49 triệu đồng bồi thường cho tới vụ Võ Văn Minh. Nngay từ đầu Tân Hiệp Phát đã chọn cách xử lý minh bạch. Với một doanh nghiệp lớn như vậy.

Tin rằng họ thừa hiểu khi vụ việc bị báo chí vào cuộc. Dư luận biết tới thì uy tín và hình ảnh của công ty sẽ bị ảnh hưởng như mức nào.

Tuy nhiên, Tân Hiệp Phát vẫn chấp nhận thiệt hại để cái xấu, cái ác không có đường sống. Cách xử lý của đơn vị này cũng giúp rất nhiều người có ý định tống tiền doanh nghiệp phải chùn bước.

Mặt khác, cũng vì thế, các khách hàng muốn “vòi vĩnh” . Tân Hiệp Phát cũng không dám thực hiện ý đồ của mình.

Nhìn lại tất cả, không ít người cảm phục, thấy sự mềm mỏng. Nhưng cũng rất quyết đoán của bản thân ông Trần Quý Thanh nói riêng cũng như đội ngũ truyền thông của công ty Tân Hiệp Phát nói chung.

Không phải ai cũng đủ bản lĩnh để đối đầu với sóng gió. Càng không phải đơn vị nào cũng giải quyết các vấn đề phát sinh một cách bình tĩnh nhưng cương quyết như vậy.

xử lý khủng hoảng truyền thông của tân hiệp phát

Cách xử lý khủng hoảng truyền thông của Tân Hiệp Phát giúp nhiều doanh nghiệp tránh xa hiện tượng bị vòi vĩnh, tống tiền

Tiếp tục làm truyền thông mạnh mẽ hơn

Song song với đó, Tân Hiệp Phát vẫn tiếp tục làm truyền thông. Hình ảnh thương hiệu của họ xuất hiện dày đặc trong quảng cáo. Các thông điệp hay có mặt ở những khung giờ vàng cho tới các bài PR trên báo chí.

Việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, truyền thông điệp đến nhiều kênh rất hiệu quả. Họ còn làm một cách thường xuyên và ổn định đã giúp người tiêu dùng không lãng quên họ.

Đồng thời cũng vì thế mà các tin xấu dần mờ và chìm xuống. Thay vào đó, họ chỉ nhìn thấy các thông tin tích cực về doanh nghiệp. Vì thế nên càng yên tâm sử dụng sản phẩm và dịch vụ mà Tân Hiệp Phát mang tới.

Cuối cùng, cũng xin nhấn mạnh thêm rằng, tùy vào nhãn quan của từng cá nhân mà sự đúng sai chỉ mang tính chất tương đối. Nếu đã dành thời gian để tìm hiểu về các bài phân tích xử lý khủng hoảng truyền thông của Tân Hiệp Phát. Bạn sẽ thấy không ít tài liệu mang tính học thuật chưa thực sự được đánh giá cao.

Tuy nhiên, theo nhận định của AZA CAN –  Nguyễn Đình Bình. Về cơ bản, Tân Hiệp Phát thành công nhiều hơn thất bại trong các cách xử lý khủng hoảng.

Sau khi vụ Võ Văn Minh được sáng tỏ, tin rằng rất nhiều khách hàng tiềm năng khác biết đến thương hiệu này. Vì thế nói về độ nhận diện thương hiệu, qua đây, công ty phần nào có thêm cơ hội để thâu tóm thị trường nội địa tốt hơn nữa.

Lời khuyên cho doanh nghiệp khi khủng hoảng ập tới

Cách xử lý khủng hoảng truyền thông của Tân Hiệp Phát kể trên giúp ta nhận ra thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Một doanh nghiệp lớn phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Nó gây ảnh hưởng xấu và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Tâm thế chủ động đón bão, có kế hoạch xây dựng kịch bản khủng hoảng truyền thông trước đó vô cùng quan trọng.  Nhờ thế, chúng ta tránh được các cách xử trí kém linh động, thiếu khôn ngoan. Do đó bạn còn hạn chế lộ ra nhiều khuyết điểm và sai sót khiến cộng đồng thêm ấn tượng xấu.

Mặt khác, đúng như câu “cả giận mất khôn, một điều nhịn chín điều lành”. Khi công luận chưa lắng nghe, tốt hơn hết chúng ta hãy chịu đựng sự phản ứng của họ trước.

Thay vì đáp trả trong nóng giận, cố gắng đòi bằng được phần thắng của mình. Sự tinh tế, chân thành sẽ cảm hóa được khách hàng của bạn.

Kết luận

Đây cũng là điều mà AZA CAN –  Nguyễn Đình Bình đang hướng dẫn, gợi mở cho rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp mà ông hợp tác, kết nối. Biết cách xử lý khủng hoảng truyền thông cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể “cưỡi cọp” để về đích.

Thông qua tin dữ, đôi khi chúng ta còn tận dụng được tình thế để tăng độ nhận diện thương hiệu, mang tới nhiều khách hàng tiềm năng hơn nữa. Vì thế hãy kết nối với chúng tôi theo số 0931 486 333 để sớm được vị chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm này tham vấn cụ thể hơn bạn nhé!

Rất nhiều người đã có trải nghiệm hài lòng ngoài mong đợi cũng như mang về không ít kinh nghiệm thực tế giá trị thông qua các buổi đào tạo, chia sẻ của AZA CAN –  Nguyễn Đình Bình. Tin rằng bạn cũng không ngoại lệ trong số đó! 

Link tham khảo

https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tan-hiep-phat-dat-thuong-hieu-quoc-gia-2012-477830.html
https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tan-hiep-phat-lot-vao-top-10-tang-truong-nhanh-71884.html

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121114/tan-hiep-phat-duoc-binh-chon-top-100-san-pham-dich-vu-duoc-tin-dung-nam-2012.aspx

https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tan-hiep-phat-don-nhan-huan-chuong-lao-dong-hang-3-52328.html
https://tintuconline.com.vn/mua-sam/tan-hiep-phat-nhan-danh-hieu-thuong-hieu-quoc-gia-2014-n-211515.html
https://tuoitre.vn/gap-nan-vi-doi-boi-thuong-thiet-hai-708618.htm
https://vietgiaitri.com/sua-dau-nanh-soya-bi-van-duc-hang-san-xuat-ngo-lo-20101210i90529/

http://antt.vn/nhieu-nguoi-di-tu-vi-phat-hien-con-trung-trong-do-uong-tan-hiep-phat-016642.html

https://soha.vn/kinh-doanh/phat-hien-sua-dau-nanh-soya-bi-moc-ket-tua-trong-chai-chua-mo-20120106113313239.htm
https://danviet.vn/tan-hiep-phat-len-tieng-vu-34vat-the-la34-trong-chai-tra-xanh-0-do-7777470740.htm
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/02/150205_tanhiepphat_dispute
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/vu-tan-hiep-phat-con-ruoi-500-trieu-va-ban-an-2-000-ty-dong-20151218201416.htm
https://theleader.vn/sieu-loi-nhuan-cua-tan-hiep-phat-den-tu-dau-2018051810211516.htm

Chìa khóa xử lý khủng hoảng truyền thông là hai chữ “minh bạch”

Continue Reading
Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khủng hoảng truyền thông

Tất tần tật về xử lý khủng hoảng- bất cứ ai cũng nên biết!

Published

on

AzaCan Nguyễn Đình Bình

Khủng hoảng truyền thông không chỉ xuất hiện ở các doanh nghiệp. Nhiều cá nhân hoạt động trong showbiz, doanh nhân, lãnh đạo các cấp,…cũng có thể đối mặt với các vấn đề lớn. Cụ thể như gây ảnh hưởng tới hình ảnh, uy tín, danh dự của mình.

Vì lẽ đó, nắm rõ khủng hoảng truyền thông là gì? khủng hoảng đến từ đâu? Cách xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào mới hiệu quả? Mời bạn cùng đọc ngay chia sẻ sau đây để tìm ra câu trả lời thỏa đáng.

Các thông tin mà AZA CAN –  Nguyễn Đình Bình mang tới sẽ không làm quý vị lãng phí thời gian vô ích. Hơn thế nữa, rất có thể bạn còn tìm thấy kinh nghiệm hay để xử trí thông minh khi vấn đề xảy ra nữa đấy! 

Khủng hoảng truyền thông là gì?

Khủng hoảng truyền thông có tên tiếng Anh là Communication Crisis. Thuật ngữ này dùng để chỉ một vấn đề nào đó xuất hiện làm mất đi tính ổn định vốn có của cá nhân/tổ chức.

Điểm đặc trưng cơ bản của khủng hoảng chính là gây bất lợi cho uy tín/hình ảnh thương hiệu. Các tin xấu ngày càng lan rộng và nhanh, ảnh hưởng không nhỏ tới mọi mặt. Trong đó nổi bật nhất là doanh thu, lợi nhuận của các đơn vị cũng như tới hình tượng của mỗi cá nhân.

Khủng hoảng truyền thông đến từ rất nhiều phía. Mỗi nguy cơ lại có một phương án xử lý khủng hoảng truyền thông trên mạng xã hội riêng. Mời bạn cùng đến với chia sẻ sau đây để hiểu rõ hơn về các loại khủng hoảng. Từ đó chúng ta có thêm kinh nghiệm hay để xử trí. Nhờ thế bạn cũng giảm bớt thiệt hại về mọi mặt xuống mức thấp nhất.

cách xử lý khủng hoảng truyền thông

Khủng hoảng truyền thông xuất hiện làm sự ổn định của bạn  không còn như trước

Khủng hoảng truyền thông có mấy loại?

Nắm rõ khủng hoảng truyền thông có những loại nào sẽ giúp quý vị hiểu được bản chất của từng trường hợp. Từ đó, chúng ta dễ dàng xây dựng được kịch bản ứng phó hiệu quả. Nó cũng sẽ mang tới những cải thiện đáng mừng. 

Theo các tài liệu học thuật, căn cứ vào tiêu chí, khủng hoảng có thể chia thành nhiều loại như:

Phân loại theo đối tượng 

Khủng hoảng truyền thông cá nhân

Khủng hoảng truyền thông cá nhân là các sự cố, vấn đề liên quan đến một cá nhân cụ thể. Dạng này thường xảy ra đối với:

  • Người nổi tiếng trong showbiz như ca sĩ, diễn viên, nhà thiết kế, MC truyền hình, đạo diễn.
  • Lãnh đạo các doanh nghiệp: giám đốc, trưởng phòng, 
  • Các chuyên gia trong mọi lĩnh vực.
  • Lãnh đạo các cấp nhà nước.
  • ….

Dễ nhận thấy, khủng hoảng xảy ra sẽ ảnh hưởng lớn hình ảnh thương hiệu cá nhân, danh dự của mỗi đối tượng kể trên. Thực tế đã có rất nhiều câu chuyện cho thấy sức ảnh hưởng khủng khiếp của dư luận. Không ít người mất sự nghiệp, cuộc đời thay đổi. Thậm chí họ buộc phải tìm đến cái chết vì không chịu được áp lực từ nhiều phía.

Vì lẽ đó, quan tâm tới cách xử lý khủng hoảng truyền thông cá nhân vô cùng cần thiết. Mời bạn đọc thêm các chia sẻ sau đây để tìm ra lời giải đáp thỏa đáng.

xử lý khủng hoảng truyền thông là gì

Không hiếm trường hợp cá nhân chọn cái chết để giải thoát vì sức nặng của khủng hoảng 

Khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp/tổ chức 

Khủng hoảng truyền thông đối với doanh nghiệp/tổ chức là dạng phổ biến và được quan tâm bậc nhất hiện nay. Xảy ra với quy mô lớn, tính chất nghiêm trọng và phức tạp hơn hẳn so với khủng hoảng cá nhân. Một khi tổ chức gặp vấn đề, bạn có thể bị:

  • Đối mặt với các thông tin bất lợi, không có thật gây ảnh hưởng tới uy tín doanh nghiệp.
  • Bị cộng đồng hoặc một nhóm người tẩy chay, giảm sút doanh thu đáng kể.
  • Báo chí nói riêng và truyền thông nói chung vào cuộc mổ xẻ nhiều chiều. Nó dễ làm doanh nghiệp không kiểm soát được các luồng thông tin khác nhau. Vì thế điều này còn ảnh hưởng lớn tới cái nhìn của đối tượng mục tiêu về sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  • Đứng trước các rắc rối về mặt pháp lý.
  • Thiệt hại lớn về tiền bạc cũng như các mối quan hệ làm ăn. Nó gây cản trở cho sự phát triển của công ty.

Do đó, xử lý khủng hoảng truyền thông marketing đang là vấn đề rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Ngay cả khi vấn đề chưa xuất hiện, việc xây dựng kịch bản để đối phó với từng nguy cơ vô cùng quan trọng.

Đây là cách chủ động đón bão, giúp quý vị có thể xử lý khủng hoảng truyền thông mạng xã hội hiệu quả. Nhờ đó, chúng ta tránh được các hệ lụy tiêu cực, gây ảnh hưởng về mọi mặt tới doanh nghiệp/tổ chức.

cách thức xử lý khủng hoảng truyền thông

Doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản khi không biết cách xử lý khủng hoảng

Phân loại theo tác động

Khủng hoảng truyền thông bị động

Đúng như tên gọi, khủng hoảng truyền thông bị động nói tới nguyên nhân đến từ bên ngoài doanh nghiệp/cá nhân. Nó có thể là:

  • Tin đồn thất thiệt, không có thật về sản phẩm/dịch vụ bạn đang sử dụng.
  • Các chiêu xấu do đối thử dựng lên để hạ bệ, cạnh tranh.
  • Khách hàng hiểu lầm gây ra thông tin trái chiều, bất lợi cho công ty/cá nhân.
  • ….
xử lý khủng hoảng truyền thông trên mạng xã hội

Khủng hoảng truyền thông có thể xuất hiện do những tin đồn thất thiệt

Vậy trong trường hợp này, nguyên tắc xử lý khủng hoảng truyền thông là gì? Làm thế nào để giảm bớt các ảnh hưởng tiêu cực? Cách nào mới giúp chúng ta được nhiều người biết tới nhưng với ấn tượng tốt đẹp? Làm sao để có lợi cho sự phát triển bền vững, dài lâu trong tương lai?

Khủng hoảng truyền thông chủ động

Song song với đó, dạng khủng hoảng truyền thông do chính nguy cơ nội tại của mỗi cá nhân hoặc tổ chức mang tới cũng rất nhiều. Đó có thể là:

  • Sản phẩm sản xuất không đúng quy trình đạt chuẩn.
  • Sản phẩm có chứa các chất độc hại, gây ung thư hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe của đối tượng sử dụng.
  • Tranh chấp lợi ích trong nội bộ doanh nghiệp.
  • Máy móc, trang thiết bị cũ kỹ, kém an toàn, gây tai nạn.
  • Giá cả cao hơn thị trường.
  • Không thực hiện đúng các cam kết đối với khách hàng.
  • ….
phương án xử lý khủng hoảng truyền thông

Tranh cãi với khách hàng, lỗi sản phẩm, quy trình không chuẩn,…cũng khiến công ty đối mặt với khủng hoảng

Hãy cùng đến với các chia sẻ tiếp theo để biết rõ hơn cách thức xử lý khủng hoảng truyền thông trong trường hợp này như thế nào mới ưu việt bạn nhé! Các thông tin sau đây sẽ không làm quý vị lãng phí thời gian vô ích đâu! 

Khủng hoảng truyền thông ảnh hưởng như thế nào?

Chắc rằng mỗi chúng ta đều dễ dàng nhận thấy, khi khủng hoảng xuất hiện. Nó ảnh hưởng rất lớn tới cá nhân cũng như các doanh nghiệp/tổ chức. Cụ thể phải nói tới:

Đối với cá nhân

Đối với cá nhân, khi khủng hoảng truyền thông xảy ra, quý vị phải đối mặt với:

  • Những thông tin xấu, gây ảnh hưởng lớn tới danh dự, nhân cách cá nhân.
  • Đứng trước nguy cơ nhận sự phản ứng dữ dội, những lời xúc phạm, miệt thị từ cộng đồng mạng.
  • Các mối quan hệ làm ăn, kết nối đa chiều bị từ chối, ảnh hưởng tới công việc và sự nghiệp của bạn.
  • Dễ bị tấn công về tinh thần, thể xác từ các đối tượng quá khích.

Nếu không sớm thoát ra khỏi khủng hoảng, cuộc sống của bạn sẽ bị xáo trộn. Thậm chí, chúng ta còn không thể chịu nổi áp lực về mặt tinh thần. Vì lẽ đó, chẳng có gì khó hiểu khi nhiều trường hợp tìm đến cái chết như một sự giải thoát khi khủng hoảng truyền thông ập tới.

giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thông

Khủng hoảng truyền thông tấn công mạnh mẽ khiến cá nhân khó có thể sống yên ổn

Đối với tổ chức

Đối với các doanh nghiệp/tổ chức, điều này còn trầm trọng hơn nữa. Theo đó, khủng hoảng truyền thông kéo theo rất nhiều hệ lụy:

  • Khách hàng quay lưng lại với sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
  • Báo chí vào cuộc càng khiến tin xấu được truyền thông mạnh mẽ, ảnh hưởng lớn đến thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp đang hướng tới.
  • Gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như làm mất các mối quan hệ hợp tác trong tương lai.
  • Đứng trước bờ vực phá sản vì cộng đồng từ chối dùng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  • Đứng trước nguy cơ đối mặt với các rắc rối về pháp lý, làm khủng hoảng càng thêm trầm trọng.
  • ….
quản lý khủng hoảng truyền thông

Những nỗ lực của doanh nghiệp trước đó có thể trở về con số 0 khi khủng hoảng diễn ra

Vậy có những cách xử lý khủng hoảng nào? Nên chọn phương án gì mới hiệu quả hơn cả? Mời bạn cùng đến với chia sẻ sau đây để tìm ra lời giải đáp thỏa đáng! 

Có mấy cách xử lý khủng hoảng?

Các cách xử lý khủng hoảng truyền thông nào đang được áp dụng? phương án nào mới mang tới những cải thiện thấy rõ và giảm thiểu thiệt hại về mọi mặt xuống mức thấp nhấp? Đây là câu hỏi mà không ít người đang quan tâm. Nếu bạn cũng là một trong số đó, hãy đọc ngay các phân tích sau đây:

Chủ động xử lý khi khủng hoảng chưa tới

Xử lý khủng hoảng ngay cả khi vấn đề chưa xuất hiện nghe có vẻ khó hiểu và mơ hồ. Thế nhưng đây lại là phương án thông minh mà rất nhiều doanh nghiệp lớn đang thực hiện. Đúng như tên gọi, cách này xác định nguy cơ gây ra khủng hoảng sau đó xây dựng các kịch bản sẵn để ứng phó.

Ưu điểm

Xử lý khủng hoảng truyền thông một cách chủ động, đón trước vấn đề mang tới những điểm cộng lớn sau:

  • Giúp bạn chủ động xử lý vấn đề, tránh tâm lý bị động, hoang mang, sợ hãi.
  • Bạn đã chuẩn bị và nắm rõ các bước xử lý khủng hoảng truyền thông nên không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị, sớm giải quyết vấn đề, tránh để thông tin xấu lan rộng.
  • Giảm bớt đáng kể các tin xấu, tránh bị báo chí “tấn công”.
  • Kiểm soát tốt các luồng thông tin liên quan, không để chuỗi khủng hoảng xuất hiện.

Yếu điểm 

Chủ động xử lý khủng hoảng gần như không có yếu điểm. Thực tế, khá nhiều người tưởng rằng cách này gây tốn kém, lãng phí. Thế nhưng, so với việc bỏ tiền để giải quyết hậu quả khi vấn đề đã xuất hiện, mức kinh phí bạn phải bỏ ra còn thấp hơn rất nhiều.

chiến lược xử lý khủng hoảng truyền thông

Chủ động xử lý khủng hoảng sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí

Xử lý khủng hoảng khi đã xảy ra

Cách xử lý khủng hoảng truyền thống, phổ biến nhất hiện nay phải kể tới dạng xử lý khủng hoảng khi vấn đề đã xảy ra. Tức khi doanh nghiệp/cá nhân đối mặt với tin xấu mới bắt đầu xây dựng kế hoạch để cải thiện.

Cách giải quyết khủng hoảng truyền thông này cũng có những đặc trưng riêng:

Ưu điểm

Xử lý khủng hoảng truyền thông khi đã xảy ra sẽ giúp bạn:

  • Không cần mất thời gian chuyển bị trước các kế hoạch.

Yếu điểm

Tuy nhiên, cách xử lý khủng hoảng kể trên lại tồn tại rất nhiều yếu điểm:

  • Dễ đứng trước trạng thái bị động, không biết nên làm gì khi khủng hoảng ập tới.
  • Dễ xử trí nóng vội, chưa thống nhất, khiến khủng hoảng thêm trầm trọng.
  • Mất rất nhiều tiền bạc và công sức để gỡ link bài viết xấu trên các báo, mua bài PR trên báo.
  • Dễ để quy mô khủng hoảng ngày càng lớn, ảnh hưởng thêm trầm trọng.
giải quyết khủng hoảng truyền thông

Không nên đợi khủng hoảng đến rồi mới xử lý

Vì lẽ đó, theo AZA CAN –  Nguyễn Đình Bình- chuyên gia hơn 15 năm kinh nghiệm chuyên xử lý khủng hoảng cho biết. Ông thường tham vấn hướng chủ động xử lý, xây dựng kịch bản giải quyết vấn đề ngay cả khi chưa xuất hiện.

Đây sẽ là cách giúp bạn giảm bớt chi phí, tránh được những thông tin trái chiều, gây bất lợi cho chúng ta khi khủng hoảng ập đến.

Nên tự xử lý khủng hoảng hay kết nối với dịch vụ uy tín?

Vậy giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thông nào mới thật sự thông minh? Phải chăng nên tự giải quyết vấn đề sẽ tiết kiệm chi phí và hiệu quả hơn cả?

Thực tế, mỗi phương án đều có những ưu việt nhất định. Khi chọn đúng cách làm trong từng trường hợp, bạn sẽ sở hữu nhiều lợi thế nhất có thể thể. Cụ thể:

Nên tự xây dựng phương án quản lý khủng hoảng truyền thông 

Thực tế rất nhiều doanh nghiệp “e ngại” sợ mất nhiều tiền khi thuê đơn vị quản lý khủng hoảng truyền thông. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì tin rằng quý vị sẽ mất thêm một khoản chi phí cho hoạt động kể trên.

Vì lẽ đó, AZA CAN –  Nguyễn Đình Bình khuyên doanh nghiệp nên chủ động xây dựng các kịch bản để xử lý khủng hoảng. Tức bạn cần lên kế hoạch để trù bị cho nguy cơ các vấn đề xảy ra, ảnh hưởng tới sự phát triển ổn định hiện tại.

Bản thân mỗi doanh nghiệp/cá nhân sẽ là người hiểu rõ nhất bản chất sự việc. Họ cũng nắm rõ thông điệp nào mình muốn truyền tải rộng rãi đến đối tượng mục tiêu. Kết hợp với nắm rõ quy trình xử lý khủng hoảng, có tâm thế chủ động, kiểm soát tốt thái độ, ứng xử phù hợp với đám đông,…bạn sẽ có cách giải quyết thông minh nhất.

Đồng thời, nhờ chủ động quản lý được rủi ro, quý vị vừa tiết kiệm chi phí, vừa “cảnh giác” với chính các hoạt động phát triển nội tại. Do đó, tin rằng chất lượng sản phẩm/dịch vụ sẽ ngày càng cải thiện. Nó sẽ mang tới sức cạnh tranh tốt hơn cho quý vị trên thị trường ngày càng khốc liệt hiện nay.

xử lý khủng hoảng truyền thông marketing

Chủ động quản lý rủi ro giúp bạn sớm thoát khỏi khủng hoảng

Đừng quên tìm cố vấn để xử lý khủng hoảng 

Tuy nhiên, khi khủng hoảng đã xảy ra, nếu bạn chưa từng có một kế hoạch nào được chuẩn bị từ trước. Thì việc làm từ a-z sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Ở đó, chúng ta dễ đối mặt với tình trạng mơ hồ không biết bắt đầu từ đâu. Hoặc các thông tin bạn muốn truyền tải chưa thật sự thống nhất.

Những những điều kể trên tố cáo sự kém chuyên nghiệp của bạn khi khủng hoảng xuất hiện. Thậm chí, quý vị còn đối mặt với những hệ lụy khủng khiếp hơn nữa vì không kịp giải quyết vấn đề khi nó còn ở quy mô nhỏ.

Do đó, lúc này tìm tới dịch vụ xử lý khủng hoảng chuyên nghiệp rất quan trọng. Các tham vấn từ phía chuyên gia có kinh nghiệm cùng đội ngũ đông đảo, hiểu về quy trình giải quyết khủng hoảng sẽ giúp chúng ta sớm gỡ rối thành công.

kế hoạch xử lý khủng hoảng truyền thông

Tìm được chuyên gia xử lý khủng hoảng chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có chiến lược thông minh

Nếu bạn chưa biết nên tới đâu, hãy kết nối với AZACAN ngay sau bài viết này. Với kinh nghiệm hơn 15 năm tham vấn, trực tiếp xử lý khủng hoảng, chuyên gia Nguyễn Đình Bình sẽ mang tới cho quý vị quy trình các bước giải quyết vấn đề chuyên nghiệp, rõ ràng.

Những nguyên tắc ngầm cần biết khi xử lý khủng hoảng 

Trong khi xây dựng kế hoạch xử lý khủng hoảng truyền thông, có những nguyên tắc ngầm nào cần nhớ? Làm sao để đảm bảo sở hữu chiến lược thông minh, giảm bớt thiệt hại về mọi mặt ở mức thấp nhất? Nếu quý vị cũng đang có những băn khoăn tương tự kể trên thì đây là gợi mở rất đáng lưu tâm đấy:

Nguyên tắc số 1: Trung thực và thành thật

Các chiến lược xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả đều không thể tách rời sự minh bạch, trung thực và thành thật. Đúng như câu “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Dù bạn nhiều chiều trò đến mấy, xuất sắc cỡ nào,…nếu lừa dối khách hàng và cộng động, sớm muộn gì cũng bị phát hiện.

Để dư luận nhận ra bạn kém thành thật, lừa dối,…thì mọi nỗ lực trước đó đều xuống sông xuống biển. Vì thế, ngay khi khủng hoảng xảy ra, việc đầu tiên cần làm chính là xác định rõ nguyên nhân, biết rõ tính chất sự việc.

Sau đó, quý vị hãy xây dựng chiến lược để thông tin rõ ràng, thành thật, minh bạch nhất tới công luận. Nhờ thế, người khác dễ dàng có được sự cảm thông với chúng ta thay vì soi mói “bới lông tìm vết”.

phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông

Sự chân thành, trung thực sẽ giúp cơn giận dữ được khắc chế

Nguyên tắc số 2: Thái độ cầu thị, chân thành

“Thái độ hơn trình độ” đã trở thành nguyên tắc vàng được áp dụng trong mọi lĩnh vực, mọi tình huống. Điều này cũng không ngoại lệ đối với quy trình xử lý khủng hoảng.

Vì thế, thay vì cố gắng tìm mọi cách cho mình đúng, đối đầu với số đông. Bạn hãy xác định tâm lý đón nhận, chịu đựng sự giận dữ từ phía họ. Với thái độ cầu thị, chân thành, hối lỗi và biết lắng nghe,…Rất nhiều vụ khủng hoảng đã nhanh chóng được giải quyết.

Mặt khác, ở những trường hợp này, cá nhân và doanh nghiệp còn tận dụng được sự chú ý của truyền thông để show các thế mạnh hiếm có mà mình đang sở hữu. Vô hình chung nó còn giúp họ phát triển mạnh mẽ, sở hữu thị trường tiềm năng có quy mô hơn nhiều.

Nguyên tắc số 3: Mềm mỏng nhưng quyết đoán

Sẽ là sai lầm lớn nếu như bạn lầm hiểu khi xử lý khủng hoảng, chúng ta cần thỏa hiệp để thông tin xấu sớm lắng xuống. Trong nhiều trường hợp, việc này có thể cổ xúy cho cái xấu, tạo tiền lệ cho nhiều hành động tương tự sau đó.

Vì vậy, tùy vào từng câu chuyện cụ thể, hãy thật linh động xử trí. Một mặt, bạn mềm mỏng, lắng nghe dư luận đa chiều. Mặt khác, quý vị cần có nguyên tắc riêng để bảo vệ hình ảnh thương hiệu, tránh những sự việc xấu tiếp tục xảy ra với tần suất dày đặc.

Đây là một trong những hướng giải quyết rất cần thiết trong các khủng hoảng xảy ra do tin đồn thất thiệt vu oan cho doanh nghiệp. Hoặc khi  khách hàng cố tình tạo ra “vấn đề” để “vòi vĩnh”, tống tiền doanh nghiệp.

các bước xử lý khủng hoảng truyền thông

Lắng nghe, thiện chí nhưng không đồng nghĩa với việc dễ dàng thỏa hiệp vô điều kiện khi xử lý khủng hoảng

Ở đâu xử lý khủng hoảng chuyên nghiệp, hiệu quả?

Nếu đang băn khoăn chưa biết nên tới đâu để nhận được tham vấn giá trị từ phía chuyên gia xử lý khủng hoảng hàng đầu. Hoặc quý vị muốn sở hữu quy trình giải quyết vấn đề chuyên nghiệp, hiệu quả với mức chi phí tối ưu, hãy kết nối với AZACAN ngay hôm nay.

Những ưu việt nổi bật sau đây của hệ thống tin rằng sẽ không làm bạn thất vọng:

Xử lý khủng hoảng theo trường phái mới

AZA CAN –  Nguyễn Đình Bình là một trong những người đầu tiên phát minh ra trường phái xử lý khủng hoảng mới. Theo đó, ông tiến hành:

  • Phân tích nguy cơ để xây dựng kịch bản xử lý khủng hoảng một cách chủ động.
  • Tạo ra các bài viết với list từ khóa tiêu cực về sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu của bạn khi khủng hoảng xảy ra(nếu có). Tuy nhiên nội dung đều là các thông điệp tích cực, đánh bóng tên tuổi, củng cố hình ảnh thương hiệu.
  • Đẩy mạnh SEO theo xu hướng mới nhất để đứng top 1- 10 trang tìm kiếm Google. Nhờ thế khi đối tượng quan tâm search theo key kể trên sẽ ra các bài viết tích cực. Từ đó, tăng thêm độ uy tín, sự tin tưởng của đối tượng mục tiêu với bạn.
  • Chưa kể tới cách làm này còn giúp chúng ta tiết kiệm chi phí đáng kể so với việc mua bài, trả tiền để gỡ bài trên báo chí.
  • Đồng thời nhờ chủ động tự xử lý, các thông tin trái chiều được bạn kiểm soát chặt chẽ hơn.

Do đó có thể thấy với cách xử lý này, chúng ta còn đón bão thành công, mang tới nhiều hiệu ứng tích cực. Từ đây, hình ảnh và thương hiệu của bạn còn lan rộng, được nhiều người biết tới.

quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông

Dịch vụ xử lý khủng hoảng AZACAN sẽ giúp bạn gỡ rối thành công

Đồng hành cùng doanh nghiệp/cá nhân để gỡ rối hiệu quả 

Không “đem con bỏ chợ”, AZACAN nhận định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp chính là sự thành công của mình. Vì lẽ đó, chúng tôi đồng hành cùng đối tác/khách hàng để gỡ rối, giúp vấn đề của bạn nhanh chóng được giải quyết.

Chưa hết, chúng tôi mang tới các kế hoạch thông minh giúp bạn truyền thông hiệu quả. Từ đây, chúng ta không những kiểm soát được tin xấu về mình. Mặt khác, bạn còn có thể tận dụng cơ hội này để đánh bóng tên tuổi, giúp sản phẩm/dịch vụ của chúng ta được biết tới nhiều hơn.

Quản lý rủi ro của bạn tốt hơn

Song song với đó, AZACAN không chỉ mang tới hướng xử lý khủng hoảng khi vấn đề đã xảy ra. Chúng tôi định hướng giúp bạn biết cách quản lý rủi ro của mình chủ động. Nhờ thế, chúng ta ngày càng cải thiện, có sức cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.

Đây cũng là hướng đi hay để quý vị tiết kiệm chi phí và vẫn đảm bảo có được những ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của bản thân cũng như tổ chức.

Vì sao nên tìm đến các khóa đào tạo xử lý khủng hoảng?

Chủ động trang bị cho mình các kiến thức hay vô cùng quan trọng. Việc bạn- người lãnh đạo/người làm chỉ nắm rõ các phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông sẽ giúp quá trình hiện thực hóa khâu giải quyết vấn đề suôn sẻ hơn.

Mặt khác, với vai trò là người thuyền trưởng, chúng ta còn có thể hướng dẫn mọi người, đưa cỗ máy của bạn vượt bão, mang tới những thay đổi đáng kể. Hãy đến với AZACAN để có thể nhận được phương án xử lý khủng hoảng truyền thông sáng suốt, ưu việt nhất bạn nhé! 

AZA CAN –  Nguyễn Đình Bình hiện đang là diễn giả cho không ít sự kiện chia sẻ kiến thức về xử lý khủng hoảng. Ông cũng trực tiếp bật mí quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông để trao gửi cho nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cũng như các cá nhân trong đủ mọi lĩnh vực.

Bạn được gì sau khi học?

Thông qua khóa đào tạo chuyên sâu về xử lý khủng hoảng của AZACAN, bạn có thể:

  • Nắm rõ bản chất của khủng hoảng truyền thông là gì.
  • Biết được quy trình các bước xử lý khủng hoảng truyền thông chuyên nghiệp để chủ động đón bão.
  • Nhanh chóng biết cách xác định nguyên nhân gây khủng hoảng, thiết lập đội xử lý có chuyên môn.
  • Nhất quán về các bước xử lý khủng hoảng trong nội bộ.
  • Biết cách trả lời báo chí, kiểm soát luồng thông tin liên quan đến khủng hoảng của bạn tốt hơn.
  • Có thể kết nối, gây dựng những mối quan hệ có lợi trên truyền thông để bảo vệ, minh oan cho cá nhân/doanh nghiệp khi khủng hoảng tới.

Để biết thêm thông tin về khóa học, hãy gọi ngay 0931 486 333. Chúng tôi sẽ giúp bạn kết nối với chuyên gia 15 năm kinh nghiệm để sớm có được nhiều bí quyết hay khi quản trị rủi ro.

Kết luận

Với các chia sẻ vừa rồi, bạn hiểu hơn về xử lý khủng hoảng rồi chứ? Mong rằng các thông tin mà AZACAN mang tới sẽ phần nào giúp quý vị có thêm các kinh nghiệm hay.

Đừng quên đọc nhiều bài viết khác được trình bày trên chuyên trang để có các bí quyết xử trí thông minh khi khủng hoảng ập tới bạn nhé. Ngoài ra, nếu cần tư vấn vừ chuyên gia, hãy gọi 0931 486 333 càng sớm càng tốt!

Chúng tôi sẽ giúp bạn gỡ rối, mang tới những chiến lược thông minh để giải quyết khủng hoảng, điều hướng truyền thông theo hướng có lợi cho mình hiệu quả, chi phí thấp nhất có thể! 

Continue Reading

Khủng hoảng truyền thông

Xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk 2019: lối thoát nào để vượt bão tố?

Published

on

AzaCan Nguyễn Đình Bình

Xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk là một case study thú vị được nhiều người bàn tới. Chỉ riêng trong năm 2019, hãng này liên tiếp nhận những cú đòn “trời giáng”. Cụ là họ vừa phải đối mặt với thông tin sữa học đường không đảm bảo tiêu chuẩn.

Song song với đó, trên mạng xuất hiện các tài liệu cho rằng Vinamilk sử dụng nguyên liệu kém chất lượng để sản xuất sữa. Chính những điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh mà nhãn hiệu đã xây dựng bấy lâu. 

Vậy trong trường hợp này, Vinamilk đã làm gì? Họ xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào? Còn mặt nào chưa thỏa đáng?

Hơn thế nữa, qua ví dụ về xử lý khủng hoảng truyền thông này, chúng ta rút ra được bài học gì để ứng dụng vào thực tế khi cần? Tất cả những chia sẻ của AZA CAN – Nguyễn Đình Bình sau đây là những gợi mở giá trị rất đáng để quý vị dành thời gian nghiền ngẫm chuyên sâu.

Đôi nét về Vinamilk 

Thành lập vào ngày 20/8/1976, Vinamilk có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Hiện đơn vị này có mã chứng khoán là HOSE: VNM. Đây là một trong những thương hiệu lớn chuyên sản xuất sữa. Đồng thời họ kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa.

Đồng thời Vinamilk còn cung cấp các thiết bị, máy móc cho ngành sữa tại Việt Nam. Thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc. Đơn vị kể trên là công ty lớn thứ 15 ở nước ta(nguồn tại đây).

 Có tuổi đời hơn 40 năm, Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa. Hệ thống hiện chiếm lĩnh 54,5% thị phần sữa nước. Sản phẩm của hãng còn được xuất khẩu đến hơn 200 quốc gia trên thế giới. 

Năm 2016, theo xếp hạng của Tạp chí Campaign Asia-Pacific (dựa theo AC Nielsen. Vinamilk đứng thứ 4 trong số  1.000 thương hiệu hàng đầu Châu Á. Thế nhưng,  “thuyền càng to, sóng càng lớn”. Đơn vị này cũng nhiều lần đối mặt với khủng hoảng truyền thông.

Trong khuôn khổ bài viết này, AZA CAN – Nguyễn Đình Bình sẽ chia sẻ về hai khủng hoảng mới đây nhất xuất hiện trong năm 2019 của Vinamilk. Đây là các thông tin mang tính thời sự, rất gần gũi đối với cộng đồng.

Mặt khác, cách xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk ở hai trường hợp này cũng có khá nhiều điểm thú vị để bàn tới. Tin rằng quý vị sẽ không lãng phí thời gian vô ích với các kiến thức sau.

Vinamilk và khủng hoảng truyền thông 2019

Cung cấp hơn 250 chủng loại các sản phẩm liên quan tới sữa. Chẳng hề khó hiểu khi Vinamilk đang thâu tóm phần lớn thị phần trong nước. Nhắc tới thương hiệu này, khá nhiều người cảm thấy quen mặt, thuộc tên. Cũng chính vì thế, khi xuất hiện “vấn đề”, đúng như câu “tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn ba ngày đường”. Các thông tin trái chiều về nhãn hiệu nhanh chóng lan rộng.

Sữa học đường Vinamilk không phải sữa tươi, được chống lưng

Bối cảnh

Vào ngày 8/7/2016, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định Quyết định số 1340/QĐ-TTg phê duyệt thực hiện Chương trình Sữa học đường. Theo đó, sữa tươi được lựa chọn. Mục đích để  bổ sung cho trẻ em từ 2-12 tuổi. Vì đây là giải pháp tốt nhất để cải thiện dinh dưỡng, phát triển chiều cao của trẻ.

Cùng với nhiều nhãn hiệu lúc ấy như Nutifood, TH True milk, Thịnh Anh,…. Vinamilk tham gia đấu thầu. Với mức 6.286 đồng/hộp, loại dung tích 180ml(có đường hoặc không đường). Nhãn hiệu này đã trúng gói hợp đồng giá trị hơn 3.828 tỉ.

Nhờ nhiều chính sách ưu đãi, thế mạnh về kinh nghiệm, dây chuyền sản xuất,… cũng như mang tới mức giá tốt hơn các đơn vị cùng đấu thầu. Vinamilk được đánh giá có sức cạnh tranh tốt hơn hẳn. Vì thế nên họ dễ dàng nhận được hợp đồng giá trị lớn kể trên.

Ngoài Hà Nội, sản phẩm của Vinamilk cũng được các đơn vị thực hiện chương trình sữa học đường tại HCM, Trà Vinh, Vĩnh Long, Kon Tum,…cùng nhiều tỉnh thành khác lựa chọn.

xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk Aza Can Nguyễn Đình Bình

Báo Thương hiệu Pháp luật cho rằng Vinamilk không có đối thủ xứng tầm trong chương trình đấu thầu chương trình Sữa học đường

Khủng hoảng xảy ra như thế nào?

Ngay sau khi Vinamilk trúng thầu, hàng loạt bài báo cho rằng Vinamilk đang lừa đảo xuất hiện gây hoang mang. 

Điển hình nhất phải kể tới bài viết “Để Vinamilk đưa sữa bột pha lại vào Sữa học đường là coi thường phép nước”. Bài viết đăng trên Báo Giáo dục.net.vn(xem thêm tại đây).

xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk Aza Can Nguyễn Đình Bình

Vinamilk đối mặt với nhiều tin dữ từ báo chí

Bài báo kể trên cùng hàng loạt bài viết khác sau đó trên trang này gây chú ý lớn. Nó đã đẩy Vinamilk vào những tình thế bất lợi với hàng loạt thông tin chính như:

Sữa trong Chương trình Sữa học đường của Vinamilk không phải sữa tươi

 Vinamilk sử dụng sản phẩm Vinamilk ADM Gold trong Chương trình Sữa học đường là sai phạm.

Phóng viên căn cứ vào thành phần được ghi trên bao bì gồm:

  • Sữa (96%) (nước, bột sữa, chất béo sữa, sữa tươi)
  • Đường (3,8%)
  • Dầu thực vật, chất ổn định (471, 460 (i), 407, 466)
  • Hương liệu tổng hợp dùng cho thực phẩm, vitamin (PP, B1, B5, B6, A, acid folic, K1, biotin, D3, B12)
  • Khoáng chất (kẽm sulfat, kali iodid, natri selenite).

Như vậy loại kể trên của Vinamilk là sữa bột pha, không phải là sữa tươi giống như chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ.

Vinamilk cố tình tạo ra các hoạt động tiếp thị dễ gây hiểu lầm

Tận dụng điểm nhấn trong Chương trình Sữa học đường chỉ dùng sữa tươi cho trẻ. Hàng loạt mũi tên đã nhắm vào Vinamilk khi cho rằng. Họ không minh bạch mà đang điều hướng dư luận theo hướng có lợi cho mình.

Theo nhận định của Báo Giáo dục.net.vn, việc đặt tên chương trình từ thiện “Sữa học đường vì một Việt Nam vươn cao” của Vinamilk thực hiện từ năm 2006 đến 2016 dễ gây hiểu lầm. Bởi trong chương trình này, nhãn hiệu tặng sữa bột pha lại cho các tỉnh chứ không phải sữa tươi.

Phân tích của phóng viên cũng nêu rõ các thông tin “nhập nhèm” kể trên không tốt. Bởi nó dễ làm phụ huynh và chính quyền sở tại lầm tưởng sản phẩm được tặng kể trên hợp quy chuẩn. Cũng như nhiều người nghĩ sữa đã được Bộ Y tế cho phép tham gia Chương trình Sữa học đường.

Vinamilk được “chống lưng” để lũng đoạn thị trường 

Mặt khác, bài báo còn cho biết, trước thời điểm đấu thầu Chương trình Sữa học đường tại Hà Nội. Cụ thể vào 17/9/2018, Vinamilk đã cho ra mắt thị trường sản phẩm có tên gọi “Vinamilk ADM Gold – Học đường” là ngày 21/9/2018. Tức trước khi Hà Nội tổ chức đấu thầu Sữa học đường.

Như vậy có thể thấy, Vinamilk dường như đã được “ai đó báo trước” về Chương trình Sữa học đường. Và họ đã chuẩn bị từ rất lâu. Vì thế, ngay sát thềm sự kiện đấu thầu diễn ra. Nhãn hiệu này lập tức công bố sản phẩm có tên gọi có chữ “học đường”, dễ gây nhầm lẫn.

Đồng thời, bài bào còn nhấn mạnh tới sự xuất hiện của công văn số 5454/BYT-ATTP vào ngày 17/9/2018. Nội dung của văn bản này đề xuất bổ sung thêm các loại sữa dạng lỏng khác vào Chương trình Sữa học đường. Tức trái với Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 8/7/2016.

Nếu đề xuất này được phê duyệt, các sản phẩm của Vinamilk sẽ “rộng đường” tiến vào Chương trình Sữa học đường hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vẫn giữ nguyên ý kiến. Theo đó chiến dịch chỉ dùng sữa tươi trong chương trình này.

Từ mồi lửa do Báo Giáo dục Việt Nam châm ngòi. Rất nhiều lượt chia sẻ, bình luận, các thông tin kể trên về Vinamilk lan tỏa với tốc độ “chóng mặt”. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp.

Vậy Vinamilk đã xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào? Mời bạn đến với chia sẻ sau đây để có thêm những khám phá thú vị hơn nữa! 

Vinamilk xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào?

Có thái độ dứt khoát, xử trí kịp thời, nhanh chóng. Đặc biệt phía Vinamilk đã lập tức “phản pháo” trước các tin xấu về mình. Cụ thể”

Có phản hồi chính thức trên website sớm

Có thể thấy, việc xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk khá nhanh chóng, quyết đoán. Thay vì vòng vo và trốn tránh, nhãn hiệu có văn bản phản hồi rõ ràng minh bạch. Nội dung được đăng trên website chính thức của công ty(chi tiết xem thêm tại đây).

xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk Aza Can Nguyễn Đình Bình

Vinamilk phản hồi các thông tin trái chiều trên Báo giáo dục Việt Nam tại website chính

Nhờ thế, khách hàng nói chung và nhiều độc giả quan tâm tới sự việc nhanh chóng có thêm cái nhìn khách quan, hai chiều. 

Cộng đồng ngày càng thông minh, họ không dễ bị điều hướng. Vì thế, không ít tài khoản mạng đã cho rằng. Đây chỉ là chiêu xấu của báo Giáo dục.net.vn và đối thủ tạo ra.

Gửi văn bản đến cơ quan chức năng có thẩm quyền

Ngay sau khi xuất hiện các thông tin trái chiều trên Báo giáo dục Việt Nam, phía Vinamilk lập tức gửi văn bản đến cơ quan chức năng. Mục đích khẳng định các sản phẩm dùng trong Chương trình Sữa học đường của đơn vị không sai phạm. Mặt khác nó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu chất lượng, quy định.

Đặc biệt, phía doanh nghiệp còn nêu rõ, trong các sản phẩm kể trên đã bổ sung thêm các khoáng chất cùng 14 vitamin thiết yếu. Đây là các thành phần đã được nghiên cứu lâm sàng. Thậm chí đã có bằng chứng khoa học. Các thành phần kể trên rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 2-12 tuổi.

Đồng thời, phía Vinamilk đề nghị Sở Giáo dục Hà Nội có văn bảo báo cáo các bài viết trên Báo giáo dục Việt Nam. Mục đích tránh gây hiểu lầm. Nhằm tránh làm phụ huynh, học sinh hoang mang bởi các thông tin không đúng sự thật.

CEO Vinamilk tuyên bố kiện Báo giáo dục Việt Nam

Đặc biệt, trong sáng 19-4, bà Mai Kiều Liên – tổng giám đốc Vinamilk đã tuyên bố tại Đại hội cổ đông 2019 sẽ kiện Báo giáo dục Việt Nam.

xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk Aza Can Nguyễn Đình Bình

Bà Mai Kiều Liên chia sẻ với báo Tuổi Trẻ sẽ kiện Báo giáo dục Việt Nam theo đúng thủ tục dân sự

Cũng trong chia sẻ với báo Tuổi Trẻ, bà Liên nêu rõ. Quan điểm “Vinamilk không phải bị bông để ai muốn nói gì thì nói”. Bà cũng khẳng định sẽ làm sáng tỏ mọi chuyện để bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp. Mục đích tránh để những sự kiện tương tự xảy ra gây ảnh hưởng tới uy tín của công ty nói riêng.

Đặc biệt, cách xử lý của bà còn như một hồi chuông cảnh tỉnh cho những “báo bẩn”. Bởi họ lợi dụng sự cả tin của người đọc, lợi dụng truyền thông để kiếm chác. Vì thế việc đưa thông tin sai sự thật, thiếu minh bạch ảnh hưởng lớn tới cộng đồng.

Truyền thông mạnh mẽ trên mọi phương diện

Không dừng lại ở việc nhờ luật pháp, ra thông cáo báo chí cụ thể, rõ ràng. Vinamilk còn sử dụng “thế lực vô hình” chính là các bài viết từ góc độ cá nhân dàn trải ở khắp mọi mặt trận. Cụ thể từ mạng xã hội Facebook cho tới các group, trang tin.

xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk Aza Can Nguyễn Đình Bình

Vinamilk xử lý truyền thông bằng cách minh bạch hóa thông tin trên mọi mặt trận

xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk Aza Can Nguyễn Đình Bình
xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk Aza Can Nguyễn Đình Bình

Nhiều bài viết ở góc độ cá nhân trên các trang tin thông thường cũng xuất hiện với tần suất dày đặc

Với cách xử lý khủng hoảng thương hiệu 1 cách nhạy bén, tốc độ. Nhưng đơn vị vẫn đảm bảo có sự chuẩn bị kỹ càng. Nhờ thế Vinamilk dần lấy lại được uy tín, “minh oan” cho các sản phẩm của mình thành công. Thế nhưng, sóng gió trong năm 2019 vẫn chưa dừng lại.

Đây chính là lý do có phần tiếp theo trong chia sẻ về case study xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk 2019 sau đây!

Vinamilk vướng nghi vấn nhập nguyên liệu kém chất lượng

Bối cảnh và tin đồn Vinamilk dùng nguyên liệu kém chất lượng 

Sau khi khủng hoảng hồi đầu tháng 4 lắng xuống trong êm đẹp.Cuối tháng 11/2019, một tài khoản facebook chụp ảnh danh sách các nguyên liệu nhập khẩu của Vinamilk. Trong đó có nhiều loại bao gồm bột sữa gầy, bột sữa béo,…

Quan trọng nhất, tài khoản kể trên còn khẳng định sữa của Vinamilk không phải là sữa tươi như quảng cáo và thông tin ghi trên bao bì. 

Như lửa gặp gió, thông tin trên lan rộng khắp các trang mạng xã hội. Thậm chí có nhiều cá nhân còn chia sẻ lại bài viết từ năm 2012 về sự việc nhãn hiệu này vướng tin đồn nhập khẩu nguyên liệu kém chất lượng. 

xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk Aza Can Nguyễn Đình Bình

Các bài viết từ năm 2012 được “đào xới” dễ gây hiểu nhầm cho tin thất thiệt về nguyên liệu sữa của Vinamilk trong năm 2019.

Chính các bài viết dạng này đã khiến nhiều người hiểu sai vấn đề, nhanh chóng tạo lớp “vỏ bảo vệ: cho gia đình bằng cách nói không với các sản phẩm mà hãng này cung cấp.

xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk Aza Can Nguyễn Đình Bình

Không ít người chỉ nhìn tít bài, chưa tìm hiểu kỹ vội vàng từ bỏ Vinamilk vì lo ngại vấn đề an toàn

Vinamilk lên tiếng khẳng định thông tin thất thiệt

Dường như đã có kinh nghiệm trong xử lý khủng hoảng truyền thông, Vinamilk nhanh chóng lên tiếng khẳng định các tin đồn kể trên sai sự thật.

Đồng thời đại diện nhãn hiệu đưa ra bằng chứng cho thấy đơn vị nhập nguyên liệu đều có nguồn gốc/xuất xứ rõ ràng. Những sản phẩm này 100% đến từ Mỹ, Úc, New Zealand, châu Âu và Nhật Bản với công nghệ sản xuất hiện đại, đạt chuẩn theo các quy định khắt khe của cơ quan thẩm quyền.

Ngay sau đó, hàng loạt bài viết trên các báo uy tín như An Ninh Thủ Đô, Tuổi Trẻ, Dân Trí,…về thông điệp kể trên được đẩy mạnh. Sự xuất hiện dày đặc các tin chính thống, rõ ràng, cụ thể đã giúp khủng hoảng nhanh chóng được dập tắt.

Chính cách xử lý khôn ngoan của Vinamilk đã giúp khách hàng tự có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc của mình. Trong rất nhiều bình luận trên Facebook, không ít người dùng cho rằng đây chỉ là chiêu xấu của đối thủ.

Sự khách quan đến từ nhiều đối tượng khác nhau như kể trên đã giúp Vinamilk sớm gạt bỏ mối nghi ngờ của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

Nhiều người cho rằng đây là chiêu xấu của đối thủ Vinamilk bày ra

Coi khủng hoảng truyền thông như một phần tất yếu

Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng nhiều, vì thế ngay cả khi sản phẩm của bạn chất lượng, thương hiệu đã rất lớn nhưng vẫn có thể đối mặt với khủng hoảng truyền thông bất cứ lúc nào. Những tin đồn thất thiệt dễ xuất hiện từ người dùng chưa tìm hiểu kỹ thông tin.

Hoặc đó là chiêu cạnh tranh đến từ đối thủ nhằm hạ uy tín, khiến người dùng hoang mang. Vì lẽ đó, việc xác định rõ tâm thế chủ động “đón bão” sẽ giúp chúng ta có xử trí kịp thời, thông minh và mang lại kết quả tốt nhất.

Mời bạn cùng đến với chia sẻ tiếp theo để lắng nghe chuyên gia AZA CAN – Nguyễn Đình Bình nói gì về AZA CAN – Nguyễn Đình Bình AZA CAN – Nguyễn Đình Bình thú vị này. Bạn sẽ học được rất nhiều điều từ cách xử lý khủng hoảng truyền thông của Vinamilk đấy.

Biết và nắm rõ những điều này sẽ không lãng phí chút nào. Nhất là khi quý vị đang làm việc hoặc làm chủ một doanh nghiệp nào đó. Bởi chẳng ai chắc chắn rằng tương lai chúng ta không phải đối mặt với những sự việc chẳng mong muốn như kể trên.

7+ bài học hay rút ra từ cách xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk 

Nếu bạn đang làm tiểu luận xử lý khủng hoảng truyền thông hay muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về cách các ông lớn đối mặt khi doanh nghiệp có sự cố thì nên đọc ngay các chia sẻ sau đây. Rất có thể các gợi mở này sẽ giúp quý vị thêm kinh nghiệm hay khi cần đấy!

Xử lý khủng hoảng truyền thông càng sớm càng tốt

Ngay khi có tin xấu liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của mình, cách thông minh nhất mà doanh nghiệp nên làm chính là đối diện với nó. Trốn tránh, im lặng, không đưa ra các thông tin chính xác chỉ làm mọi chuyện thêm rối rắm.

Thậm chí điều này còn khiến quý vị tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng để lũng đoạn thông tin, tạo ra nhiều nội dung bất lợi cho công ty. Tìm hiểu kỹ hơn bạn sẽ thấy, bài viết đầu tiên “bóc phốt Vinamilk” trên Báo giáo dục Việt Nam được đăng tải vào ngày 2/4/2019.

Tuy được đánh giá đã xử lý khủng hoảng truyền thông khá tốt. Nhưng theo ý kiến của chuyên gia AZA CAN – Nguyễn Đình Bình. Vinamilk vẫn chưa thật sự nhạy bén. Vì thế, họ để thông tin kể trên nhiễu loạn, hàng loạt bài viết tiêu cực tương tự kể trên xuất hiện trong suốt hơn 9 ngày sau đó.

Đến ngày 11/4/2019, trên website của Vinamilk mới có thông báo chính thức. Đồng thời lúc này, công ty gửi văn bản yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ.

Mặt khác, ông Bình cũng cho rằng, cần nhìn nhận khách quan hơn, thực tế ông vẫn đánh giá cao cách Vinamilk xử lý. Nếu được làm lại, chắc rằng đội ngũ của họ sẽ còn làm tốt hơn nữa.

Rõ ràng, minh bạch, quyết đoán

Vào ngày 20/4, khi họp Hội đồng Cổ Đông công ty, bà Mai Kiều Liên tuyên bố sẽ kiện Báo giáo dục Việt Nam để bảo vệ thương hiệu. Sự rành mạch, thẳng tay này được đánh giá cao. Nó khiến cộng đồng chú ý hơn cách mà đơn vị xử lý khủng hoảng truyền thông.

Thông qua đây, nhiều người tin rằng Vinamilk không sai. Bởi nếu có khuất tất, chắc chắn họ khó có thể “mạnh miệng” tuyên chiến với cơ quan quyền lực thứ tư(Báo chí được biết đến như cơ quan quyền lực thứ 4 chỉ sau quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, xem thêm tại đây).

Dành ngân sách xứng đáng cho hoạt động quảng cáo, truyền thông

Phải nói rằng, việc sử dụng truyền thông để “đánh lại” các tin  thất thiệt, đính chính thông tin, “minh oan” cho mình của Vinamilk rất thành công. Theo Báo cáo Tài chính hợp nhất năm trước đó(năm 2017), nhãn hiệu này cho biết mỗi ngày dành tới 25 tỷ đồng cho quảng cáo, khuyến mãi(xem thêm tại đây). Số kể trên mới chỉ là hoạt động quảng cáo và khuyến mãi đánh trực diện vào khách hàng tiềm năng. 

Tuy chưa từng công bố nhưng có thể thấy các thông tin về Vinamilk dày đặc trên báo đài hiện nay đủ hiểu. Họ bỏ ra một khoản không nhỏ cho hoạt động này. Nhờ thế, khi khủng hoảng truyền thông xảy ra, việc kết nối với các báo đài khác để có tiếng nói chính thức, nhất quán, rõ ràng,… trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Mỗi ngày Vinamilk chi tới 25 tỷ đồng chỉ cho hoạt động quảng cáo, khuyến mãi

“Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”

Song song với những bài báo chính thống, có thể thấy xuất hiện trên mạng xã hội, các group đa dạng nhiều lĩnh vực, forum,…có không ít bài viết bênh vực Vinamilk.

Đứng ở tư cách người dùng, tư cách cá nhân, tư cách chuyên gia,…Những đối tượng này góp phần không nhỏ tạo ra sự đa dạng, khách quan khi khủng hoảng ập tới. Trong số các bài viết đó, chắc chắn có những chia sẻ thật lòng, tự nguyện được chiêm nghiệm từ thực tế của một vài cá nhân nào đó.

Tuy nhiên, để xuất hiện đúng thời điểm, rất nhanh sau khi tin xấu của Vinamilk bị lan truyền thì cần bàn tay vô hình tác động. Nhiều đồn đoán cho rằng, doanh nghiệp kể trên đã tự tạo ra những “bong bóng thông tin” tưởng chừng khách quan để xử lý khủng hoảng tốt hơn.

Theo bạn, Vinamilk có làm việc này không? Việc tạo ra các bài PR nói tốt cho doanh nghiệp không hề hiếm. Vì thế, ngay cả khi nhãn hiệu kể trên sử dụng chiêu thức này khi tình huống xấu xảy tới cũng là hoàn toàn dễ hiểu.

Trong rất nhiều phân tích về cách xử lý khủng hoảng truyền thông của Vinamilk. Nhiều người cho rằng công ty đã rất “cao tay” khi sẵn sàng “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Họ không đáp trả trong cơn giận dữ. Nhưng lại rất khéo léo tìm cách xử lý phù hợp để chặn mọi ngả đường của những tin xấu gây hại cho thương hiệu.

Luôn chuẩn bị sẵn kịch bản khủng hoảng truyền thông 

Việc đón nhận khủng hoảng truyền thông với tâm thế chủ động vô cùng quan trọng. Nhờ thế chúng ta sớm đưa ra cách xử lý nhanh nhất để tránh hậu quả của tin xấu lan rộng. Nó ảnh hưởng trầm trọng hơn đến uy tín, hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp.

Với kinh nghiệm hơn 40 năm hoạt động thực tế, Vinamilk càng hiểu rõ hơn sự khốc liệt của thương trường. Vì thế, song song với việc phát triển công nghệ, cải thiện chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn. Họ cũng dành không ít nhân lực, vật lực để truyền thông.

Nói rõ hơn, có chiến lược truyền thông thông minh, xuyên suốt chính là sự chuẩn bị tốt nhất giúp doanh nghiệp dập tin xấu khi xuất hiện. 

Với những gì Vinamilk đã làm, bạn càng thấy đây là ví dụ khủng hoảng truyền thông rất đáng để nghiên cứu chuyên sâu.

Tin rằng, cụ thể hơn nữa, công ty còn có những kịch bản được vạch sẵn, một đội ngũ đủ am hiểu về tình hình. Việc có đội sở hữu chuyên môn vững vàng để đối mặt với bão khi xảy ra sẽ mang lại hiệu quả hơn.

Linh động giải quyết sự cố, tránh máy móc

Từ cách Vinamilk làm truyền thông cũng như xử lý khủng hoảng. Chúng ta học được rất nhiều chiêm nghiệm giá trị. Thế nhưng sẽ là sai lầm lớn nếu quý vị máy móc ứng dụng các phương án mà đơn vị này đã thực hiện khi doanh nghiệp đối mặt với các vấn đề không mong muốn.

Có thể thấy chính nhãn hiệu kể trên cũng có những cách xử lý linh động qua hai khủng hoảng cùng trong năm 2019.

Với khủng hoảng từ Chương trình Sữa học đường do Báo giáo dục Việt Nam khơi mào. Vinamilk chọn làm tới cùng, kiện đơn vị này làm ảnh hưởng đến thương hiệu của họ với các thông tin sai lệch.

 Thế nhưng ở tin đồn trên mạng cho rằng công ty nhập nguyên liệu không chất lượng. Nhãn hiệu chỉ khẳng định doanh nghiệp đảm bảo chọn nguyên liệu chuẩn. Họ đưa ra hàng loạt các chứng cứ chứng minh điều này.

Vinamilk không chọn khởi kiện một nickname trên mạng ảo bởi có thể điều này lại châm ngòi cho mọi thứ rắc rối thêm. Chính vì thế, sau đó, câu chuyện này nhanh chóng đi vào dĩ vãng. Nó nhường chỗ cho nhiều tin hay về doanh nghiệp này.

Đầu tư bài bản để  xây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp bền vững

Đợi khủng hoảng mới xử lý chưa phải là hướng hay. Nhiều ông lớn trong đó có Vinamilk hiện nay đã nhận thức rất rõ điều này. Song song với ngân sách dành cho quảng cáo. Nhãn hiệu dường như có mặt “mọi lúc, mọi nơi” với nhiều hoạt động vì cộng đồng, xã hội.

Mới đây nhất có thể kể tới như:

  • Vinamilk ủng hộ 170.000 cho ba điểm nóng ở miền Trung chống Covid-19.
  • Các thông tin ra mắt sản phẩm mới phù hợp thị hiếu, mong đợi của người dùng.
  • Các tin về quản lý nhân sự, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp có môi trường làm việc lý tưởng tại Việt Nam,….

Với từ khóa “Vinamilk” trên trang tìm kiếm Google. Chỉ sau chưa đầy 0,27 giây  đã có tới 1.740.000 kết quả. Dường như, nhãn hiệu không đợi thời điểm, không đợi mùa mới PR, quảng cáo,… mà việc làm này diễn ra xuyên suốt trong năm.

Kết luận

Vừa rồi là các chia sẻ về cách xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk. Thông qua sự phân tích của AZA CAN – Nguyễn Đình Bình. Hi vọng bạn có thêm các kiến thức hay về case study này. 

Đừng quên để lại bình luận của bạn về các cách thương hiệu này làm truyền thông dưới bài viết bạn nhé. Mặt khác, hệ thống sẽ chia sẻ nhiều case study khác liên quan. Chủ đề về khủng hoảng truyền thông của Vedan, Mì Gấu đỏ, Tân Hiệp Phát,…hãy chú ý theo dõi để có thêm các kinh nghiệm hay hơn nữa về vấn đề này bạn nhé! 

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.undp.org.vn/undpLive/digitalAssets/7884_Top200_e.pdf
  2. https://tuoitre.vn/vinamilk-trung-thau-hon-3828-ti-dong-chuong-trinh-sua-hoc-duong-20181129152843926.htm
  3. https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/de-vinamilk-dua-sua-bot-pha-lai-vao-sua-hoc-duong-la-coi-thuong-phep-nuoc-post197108.gd
  4. https://baodautu.vn/vinamilk-10-nam-tien-phong-va-dong-hanh-cung-chuong-trinh-sua-hoc-duong-vi-mot-viet-nam-vuon-cao-d74948.html
  5. https://tuoitre.vn/vinamilk-se-kien-bao-dien-tu-giao-duc-viet-nam-de-bao-ve-thuong-hieu-20190420073837012.htm
  6. http://nguoilambao.vn/quyen-luc-truyen-thong-n11394.html
  7. https://vnexpress.net/vinamilk-chi-gan-25-ty-dong-moi-ngay-cho-quang-cao-khuyen-mai-3535652.html
  8. https://tuoitre.vn/tiep-suc-tuyen-dau-chong-dich-vinamilk-ung-ho-15-ti-dong-20200409113258481.htm
  9. https://baodautu.vn/tu-2012020-sua-hoc-duong-phai-bao-dam-du-21-vi-chat-dinh-duong-d112500.html
  10. https://cuoituan.tuoitre.vn/tin/20191205/con-rat-nhieu-ban-khoan/1548726.html
  11. https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/951646/chuyen-hau-truong-cua-moi-hop-sua-hoc-duong
  12. http://www.tinkinhte.com/thuong-truong-365/kinh-doanh-360/vinamilk-moi-ngay-chi-45-ty-cho-quang-cao_t12-c011002-a6873-m7e.html

Continue Reading

Khủng hoảng truyền thông

Xử lý khủng hoảng truyền thông Vedan: vì sao một thương hiệu lớn im lặng?

Published

on

AzaCan Nguyễn Đình Bình

Ra mắt thị trường Việt Nam từ năm 1991, Vedan nổi tiếng là thương hiệu bột ngọt chất lượng cao. Sau 17 năm phát triển, trong khi đang “làm ăn vào cầu”. Bỗng dưng người tiêu dùng tẩy chay mạnh mẽ các sản phẩm mà nhãn hiệu này cung cấp.

Câu chuyện bắt nguồn từ cách xử lý khủng hoảng truyền thông lúc bấy giờ của doanh nghiệp này. Dù đã hơn 10 năm trôi qua nhưng vẫn có rất nhiều chuyên gia cho rằng. Đây là một case study rất đáng bàn. Nó cũng là lý do AZA CAN – Nguyễn Đình Bình dành thời gian để chia sẻ với quý độc giả góc nhìn của ông về sự việc này.

Thông qua đây, bạn có thể tìm thấy rất nhiều khám phú thú vị cho bản thân. Mặt khác nhờ thế chúng ta còn thêm kinh nghiệm xử lý khi khủng hoảng ập tới. Vì thế, đừng bỏ sót bất cứ thông tin giá trị nào quý vị nhé! 

Vedan Việt Nam và khởi đầu đầy thuận lợi

Được thành lập vào năm 1991 tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, Công Ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam (Vedan Việt Nam) có nền tảng vững chắc về mọi mặt. Đây là công ty con của Vedan Đài Loan có tuổi đời lâu năm.

Theo đó, vào năm 1954, thương hiệu này được thành lập tại thị trấn Sa Lộc, huyện Đài Trung, Đài Loan. Đây là tâm huyết của ông Dương Thâm Ba cùng nhiều cộng sự đắc lực. Nhờ am hiểu về công nghệ sinh học. Vedan Đài Loan phát triển mạnh mẽ công nghệ sinh hoạt tiên tiến nhất.

Vedan Việt Nam

Vedan Việt Nam thành lập từ năm 1991

Có nền tảng vững chắc

Sau 37 năm, khi hệ thống nhà máy, trang thiết bị, công nghệ, công thức sản xuất,….đã hoàn thiện, đầy đủ và đồng bộ. Vedan Đài Loan tiếp tục vươn mình ra thế giới. Đây chính là lý do Vedan Việt Nam xuất hiện. 

Được chuyển giao công nghệ, những bí quyết giá trị để sản xuất bột ngọt. Vedan Việt Nam có quy mô rộng tới 120 ha. Hiện tại đơn vị này sở hữu chuỗi hệ thống các nhà máy bao gồm:

  • Nhà máy tinh bột nước đường.
  • Nhà máy bột ngọt.
  • Nhà máy tinh bột biến tính.
  •  Nhà máy Xút-axit.
  •  Nhà máy Lysine.
  •  Nhà máy phát điện có trích hơi.
  • Nhà máy PGA.
  •  Nhà máy phân bón hữu cơ khoáng Vedagro dạng viên.
  •  Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ tiên tiến.
  •  …

Mạng lưới dày đặc

Tính đến thời điểm hiện tại, Vedan Việt Nam đã mở rộng chi nhánh đến nhiều khu vực khác bao gồm Hà Nội, Bình Phước. Đặc  biệt sản phẩm của công ty có mặt tại thị trường nhiều quốc gia trên thế giới. Cụ thể phải kể tới như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Đông Nam Á, Châu Âu,…

Đặc biệt, đội ngũ nhân sự hơn 3000 người của Vedan cũng phần nào chứng tỏ quy mô của doanh nghiệp. Mặt khác, các sản phẩm của công ty đều đạt chứng chỉ uy tín. Bao gồm ISO 9001, OHSAS 18001 HACCP, HALAL, KOSHER, GMP+B2, ISO 14001,…cũng như chứng nhận ISO/IEC 17025: 2005, FSSC 22000. 

Với những điểm mạnh hiếm có ngay từ vạch xuất phát. Lẽ ra Vedan đã có khởi sắc đáng ngưỡng mộ hơn nữa nếu như không vướng lùm xùm từ vụ xả thải ra sông Thị Vải. Dù đã 12 năm kể từ ngày khủng hoảng xảy ra. Nhưng đối với không ít khách hàng người Việt. Ccâu chuyện này vẫn ghim sâu trong đầu họ.

Phải chăng đây là khủng hoảng truyền thông rất đáng sợ, kinh hãi? Hay do Vedan Việt Nam chưa biết cách xử lý thông minh? Mời bạn cùng đến với chia sẻ tiếp theo để tìm ra lời giải đáp thỏa đáng! 

Vedan Việt Nam là công ty chuyên sản xuất bột ngọt

Vedan Việt Nam là công ty chuyên sản xuất bột ngọt

Khủng hoảng truyền thông Vedan Việt Nam năm 2008

Thực tế có khá nhiều tiểu luận khủng hoảng truyền thông cũng như các case study hiện nay đều nhắc tới vụ Vedan. Thế nhưng ít bài viết nào thống kê đầy đủ chi tiết. Vì thế người muốn tìm hiểu khó biết diễn tiến câu chuyện ra sao.

Nếu bạn cũng là một trong số đó thì các gợi mở sau đây sẽ là giải mã xứng đáng để quý vị dành thời gian tìm hiểu:

Bối cảnh khủng hoảng truyền thông Vedan

Như đã trình bày kể trên, Công Ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam được khánh thành vào năm 1991 tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Ngày 13/9/2008,  Cục Cảnh sát môi trường – Bộ Công an Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam phát hiện ra vấn đề. Theo đó công ty này có hành động xả thải trực tiếp ra sông Thị Vải gây ô nhiễm nặng.

Ngay sau đó, trên báo Tuổi trẻ có bài viết Vụ Vedan “giết” sông Thị Vải: “Thành công” suốt 14 năm. Đáng chú ý nhất, trong nội dung bài báo nêu rõ. Vedan đã ngụy trang hệ thống thoát nước thải của công ty thành bồn chứa mật rỉ đường.

Ngay cạnh công ty, có tới 12 bồn chứa dung tích 15.000m3. Khi đoàn kiểm tra hỏi đây là bồn gì. phía lãnh đạo Vedan Việt Nam có ý muốn thoái thác. Sau đó, họ buộc lòng phải miễn cưỡng bật cầu dao điện. Sau đó họ cho vận hành máy bơm để kiểm tra.

Ngay sau đó, đoàn kiểm tra phát hiện miệng xả được nối thông với hai  trụ bơm cắm sâu xuống nước khoảng 8m. Hai trụ bơm này được ngụy trang giống như hai máy bơm. Mục đích dùng để hút nước từ sông Thị Vải. Thế nhưng, điều đáng nói là từ miệng xả lại xuất hiện dung dịch màu nâu đỏ. Nó còn có mùi hôi mật rỉ chảy ra.

Vedan Việt Nam gặp khủng hoảng

Vedan Việt Nam gặp khủng hoảng khi bị phát hiện xả thải trực tiếp ra sông Thị Vải

Hệ thống xả thải trực tiếp ra sông Thị Vải đã được xây dựng từ trước đó

Càng tìm hiểu sâu về vụ Vedan xả thải, nhiều người càng bất bình. Bởi lẽ dường như doanh nghiệp này đã chuẩn bị rất kỹ càng. Họ xây dựng cả hệ thống bể bán âm chứa dịch thải sản xuất Lysine và bột ngọt. Hệ thống có dung tích khoảng 6.000-7.000m3 từ trước đó.

Bể này còn có ống hút máy bơm, đầu được chia ra làm ba hướng với ba đường ống khác nhau. Một trong số các đường ống này nối với trụ bơm phía bên ngoài sông Thị Vải. Phát hiện bất thường, đoàn kiểm tra yêu cầu khóa các van. Đồng thời chỉ để mở các van đường ống nối với cầu cảng và vận hành máy bơm.

Lúc này, lượng dung dịch mùi hôi rỉ mật, màu nâu đỏ chảy ra mạnh mẽ và xả thẳng ra dòng sông Thị Vải. Được biết, ông Lin Mao Fu- cán bộ vận hành dung dịch lên men của nhà máy chia sẻ. Mỗi ngày hệ thống này hoạt động trong khoảng Vedan.

Bất ngờ hơn nữa, hệ thống này đã tồn tại 14 năm cho đến thời điểm bị phát hiện. Ông này cũng nói thêm, hệ thống kể trên chỉ có một người Đài Loan khác được biết. Và ông Wang Chin Tien là người vận hành nó mỗi ngày.

Dư luận chết đứng trước những việc Vedan Việt Nam âm thầm thực hiện

Ngay sau đó, đoàn kiểm tra có kết luận chính thức. Cụ thể:

  • Vedan đã thiết kế và lắp đặt hệ thống bơm, đường ống kỹ thuật với mục đích bơm dịch thải lỏng ra sông Thị Vải. Chất thải này là của nhà máy sản xuất Lysin, nhà máy bột ngọt,…và nhà máy sản xuất PGA
  • Họ xây dựng bể bán âm dung tích 6.000-7.000m3. Cùng với đó là bồn chứa 15.000m3 để chứa lượng chất thải kể trên. Sau đó mỗi ngày khoảng 2h, hệ thống được vận hành để xả thải ra sông.
  • Kết luận cũng khẳng định rõ, các việc làm kể trên của Vedan Việt Nam là trái với quy trình xử lý chất thải.
  • Đặc biệt điều này cũng không đúng với báo cáo và các kiểm định. Cũng như các phê duyệt liên quan đã được ký.
  • để bơm và xả trực tiếp vào sông Thị Vải. Việc lắp đặt hệ thống xả dịch thải của Vedan trái với quy trình kỹ thuật xử lý chất thải (nước thải, dịch thải lỏng). Đồng thời cũng không đúng với nội dung báo cáo môi trường đã được phê duyệt. Họ đã vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều này đã khiến rất nhiều người bất ngờ, tại sao trong vòng 14 năm qua. Một hệ thống lớn như vậy, xả thải hằng ngày ra sông Thị Vải nhưng không ai hay biết?

Khủng hoảng truyền thông Vedan và hàng loạt tội ác

Là công ty sản xuất bột ngọt, tinh bột, nước đường, xút (NaOH), axit (HCl), phân bón… Vedan Việt Nam thải ra các loại chất thải có nhiều tác động xấu, cụ thể phải nói tới:

Thải ra Xyanua cao gấp 5.600 lần so với tiêu chuẩn đầu độc con người

Một trong số những chất độc gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người mà nhà máy Vedan thải ra phải kể tới chất độc Xyanua. Nó có nồng độ cao gấp 5.600 lần so với tiêu chuẩn.

Đây là chất độc có tác động mạnh gây tổn thương não và tim. Nếu tiếp xúc ở nồng độ thấp, con người có thể đối mặt với tình trạng khó thở. Đây cũng là tác nhân gây nên hiện tượng đau tim, nôn mửa. Đồng thời còn làm thay đổi máu, đau đầu, làm rộng tuyến giáp (xem thêm tại đây).

Điều này đồng nghĩa với việc Vedan đã âm thầm đầu độc con người suốt hơn chục năm tính đến thời điểm bị phát hiện. Những hệ lụy lâu dài mới nhìn thấy càng khiến cộng đồng phẫn nộ hơn. Họ ám ảnh với những gì doanh nghiệp này làm.

Chính vì thế, làn sóng tẩy chay, sự phản đối và nhiều bình luận tiêu cực đổ dồn về Vedan Việt Nam ngày càng nhiều hơn nữa.

Vi phạm tiêu chuẩn về vi sinh vật gây bệnh gấp 1.460 lần so với tiêu chuẩn

Cũng đúng lúc này, phía Bộ Tài nguyên cho hay. Vào năm 2006, đoàn kiểm tra của bộ đã đột xuất đến thăm nhà máy Vedan Việt Nam. Phía công ty đã đưa ra ba hệ thống xử lý nước thải khác nhau bao gồm:

  • Hệ thống xử lý nước thải chế biến tinh bột biến tính bằng công nghệ UASB (gọi tắt là hệ thống UASB).
  • Hệ thống xử lý nước thải chế biến tinh bột bằng hệ thống hồ sinh học tự nhiên.
  • Hệ thống xử lý nước thải sinh học sản xuất Lysine từ mật rỉ đường.

Đoàn phát hiện ra, tiêu chuẩn về vi sinh vật gây bệnh vượt tiêu chuẩn của Vedan vượt 1.460 lần so với tiêu chuẩn. Đây cũng là mức vượt cao nhất về từ trước đến nay.

Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải sản xuất Lysine cũng có hàm lượng BOD, COD… vượt tiêu chuẩn một vài lần.

Gây ô nhiễm môi trường nặng nề

Ngay trong tháng 8, phía Bộ Tài nguyên đã đưa ra báo cáo cho thấy sông Thị Vải và các khu vực lân cận như khu công nghiệp Nhơn Trạch 1 và 2, Gò Dầu… và cả Công ty Vedan bị ô nhiễm môi trường nặng nề.

Điều này một lần nữa khiến người dân quanh khu vực này cũng như cộng đồng cảm thấy phẫn nộ.

Lừa dối khách hàng và cơ quan chức năng

Cũng trong thời điểm này, Vedan tiếp tục bị “đánh úp” khi dư luận lật lại các thông tin trước đó. Cụ thể vào tháng 8/2007, Vedan Việt Nam và đã cam kết nước thải đã qua hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn cho phép tại hội đồng thẩm định của Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên – môi trường).

Đặc biệt, vào năm 2004, giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường tỉnh Đồng Nai lúc bấy giờ là ông Lê Viết Hưng còn ký văn bản gửi Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh. Trong văn bản đề nghị khen thưởng cho Vedan Việt Nam vì hành động bảo vệ môi trường, tuân thủ pháp luật về lĩnh vực bảo vệ môi trường rất tốt.

Thế nhưng những gì thực tế cho thấy doanh nghiệp này đã làm trái với những gì đã cam kết. Hành động này cũng giống như việc lừa dối khách hàng và cơ quan thẩm quyền.

Bão khủng hoảng truyền thông đến với Vedan khủng khiếp như thế nào?

Ngay sau khi sự việc kể trên bị phát hiện, Vedan Việt Nam đứng trước rất nhiều thảm cảnh. Dường như mọi búa rìu, vũ khí từ khắp tam phương, tứ hướng đều dồn đổ vào công ty này. Cụ thể:

Nhận bản án từ Pháp luật

Sau khi có kết quả điều tra chính thức, vào ngày 19 tháng 9, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra, Vedan Việt Nam không chỉ mắc một tội mà đối mặt với 10 sai phạm trầm trọng bao gồm:

  1. Nhà máy sản xuất tinh bột biến tính xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép 10 lần.
  2. Nhà máy sản xuất bột ngọt và Lysin xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép 10 lần trở lên.
  3. Xả thải vượt tiêu chuẩn gấp 10 lần trở lên với các nhà máy khác của công ty.
  4. Không nộp đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan có thẩm quyền.
  5. Đối với trại chăn nuôi heo, không  đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
  6. Không có báo cáo đánh giá tác động môi trường với các công trình sản xuất xút- axit từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng theo quy định.
  7. Không có báo cáo tương tự khi nâng quy mô sản xuất của nhà máy bột ngọt, Lysine, bột gia vị, phân phân Vedagro,…
  8. Thải ra mùi hôi thối, khó chịu trực tiếp vào môi trường mà không có thiết bị hạn chế.
  9. Quản lý chất thải nguy hại không đúng với quy định.
  10. Xả thải vào nguồn nước sai vị trí quy định trong giấy phép.

Vào ngày 6/10/2008, căn cứ vào những tội danh kể trên, Bộ Tài nguyên Môi trường đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với Vedan 267,5 triệu đồng. Mặt khác doanh nghiệp này cũng phải nộp phí bảo vệ môi trường hơn 127 tỷ đồng.

Phản ứng đòi lại công bằng của người dân

Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng kể trên, ngoài việc phải nộp phạt cho cơ quan nhà nước, Vedan Việt Nam còn phải đền bù thiệt hại cho người dân ở khu vực lân cận. Cụ thể:

  • Vedan Việt Nam phải trả cho nông dân Ðồng Nai 120 tỷ đồng.
  • Đền bù cho người dân tại TP Hồ Chí Minh 107 tỷ đồng.
  • Đền bù cho người dân tại Bà Rịa – Vũng Tàu 53 tỷ đồng. 

Chưa dừng lại ở đó, cộng đồng và dư luận xã hội đều rất bức xúc với những gì Vedan Việt Nam đã gây ra. Nhiều người còn cho rằng số tiền kể trên không thể bù đắp hết sự mất mát về sức khỏe của những người trực tiếp chịu ảnh hưởng từ hành động xả thải mà công ty này gây ra.

Khác với khủng hoảng truyền thông Vinamilk bị đối thủ chơi xấu, dìm hàng, bị “oan”. Với Vedan, khủng hoảng xảy ra bắt nguồn từ việc làm sai phạm của doanh nghiệp. Vì thế tính chất của vấn đề càng thêm trầm trọng.

Hơn thế nữa, chính những điều sau đây càng khiến sự việc trở nên rối rắm, hình ảnh của doanh nghiệp càng xấu xí hơn nữa trong mắt người tiêu dùng.

Khủng hoảng truyền thông Vedan –  ví dụ điển hình cho sự thất bại

Nếu đã tìm hiểu về khủng hoảng của Vedan, bạn sẽ thấy khá nhiều nhận định cho rằng doanh nghiệp này thất bại trong xử lý vấn đề. Chính những điều  sau đây càng khiến họ “xấu xí” hơn trong mắt công chúng mục tiêu:

Im lặng 

Ngay ban đầu, Vedan Việt Nam đã không minh bạch và trung thực. Họ thậm chí còn cam kết bảo vệ môi trường và nhận được lời khen ngợi từ phía chính quyền sở tại. Sự dối trá khiến hình ảnh doanh nghiệp ngày càng mất điểm trong mắt người nhìn.

Khi sự việc vỡ lở, Vedan Việt Nam hoàn toàn im lặng. Họ không có thông cáo báo chí, không giải thích, không xin lỗi. Điều này càng khiến cộng đồng thêm phẫn nộ. Rất nhiều người cho rằng đây hành động vô trách nhiệm.

Trốn tránh và mặc cả chuyện đền bù

Vedan Việt Nam còn không thành khẩn nhận lỗi về mình. Việc gây ô nhiễm môi trường, xả thải ra hàng loạt chất độc nguy hại đến tính mạng con người chẳng có giá nào mua được. Thế nhưng ngay cả khi bản án đã rất rõ ràng, việc đền bù thiệt hại của Vedan khá chậm trễ.

Đây là lý do khiến Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Trung Tín lúc bấy giờ ký văn bản gửi Công ty Vedan Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó ông đề nghị công ty bồi thường 45,7 tỷ đồng cho hơn 839 hộ dân bị ảnh hưởng từ vụ việc kể trên, xem thêm tại đây.
Cùng với đó, 1.255 hồ sơ của người dân các xã Mỹ Xuân, Tân Phước, Phước Hòa và thị trấn Phú Mỹ của huyện Tân Thành- Bà Rịa- Vũng Tàu cũng khởi kiện Vedan đòi Vedan bồi thường tổng số tiền hơn 53 tỷ.

Sự cố truyền thông Vedan

Đặc biệt, Vedan Việt Nam còn bị nhiều báo đài tố “mặc cả” tiền bồi thường. Vào tháng 6/2010, Chủ tịch HND TPHCM Nguyễn Văn Phụng cho biết, Vedan chỉ bồi thường bằng 1/10 so với yêu cầu(xem thêm tại đây).

Theo đó, ông Phụng cho rằng tổng thiệt hại của người dân do vụ việc Vedan gây ra khoảng 45,7 tỷ đồng. Thế nhưng, doanh nghiệp này chỉ đồng ý bồi thường 7 tỷ đồng. 

Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Vedan gây ra thiệt hại 216,8 tỷ đồng, thế nhưng đơn vị này chỉ đồng ý chi 10 tỷ đồng. Hành động này một lần nữa khiến người dân hiểu doanh nghiệp chưa thật sự hối lối, có trách nhiệm với những sai phạm mình đã gây ra.

Xử lý chậm trễ

Điểm lại quá trình từ khi phát hiện ra vụ xả thải của Vedan trên sông Thị Vải mới thấy, doanh nghiệp này rất chậm trễ trong vấn đề xử lý khủng hoảng.

Thứ nhất, 2 năm sau mới trả xong tiền bồi thường

Lẽ ra việc bồi thường cho dân phải thực hiện càng sớm càng tốt ngay sau khi cơ quan chức năng có quyết định. Thế nhưng phải đến năm 2010, các khoản bồi thường mới được giải quyết. Lý giải điều này, phía lãnh đạo của Vedan cho rằng quá trình làm hồ sơ, các thủ tục đối soát rất mất thời gian và rắc rối.

Tuy nhiên, điều này một lần nữa chứng tỏ họ yếu trong khâu xử lý. Bởi khi khủng hoảng xảy ra, khi không giải quyết sớm, càng để lâu thì doanh nghiệp càng thiệt hại nặng nề.

Vedan xử lý sự cố truyền thông

Đầu năm 2011, Vedan mới hoàn tất việc trả bồi thường cho dân 

Thứ hai, 10 năm sau mới xin lỗi

Sau 10 năm xảy ra khủng hoảng, trong lễ kỷ niệm, đánh dấu chặng đường 25 năm công ty Vedan Việt Nam, phía lãnh đạo Vedan mới lên tiếng xin lỗi về hành động này của mình. Theo đó, ông Yang Kun Hsiang, Tổng Giám đốc Công ty thừa nhận sai phạm của công ty và xin lỗi đến người dân Việt Nam(xem thêm tại đây).

xử lý khủng hoảng truyền thông vedan

Năm 2017, lãnh đạo Vedan mới xin lỗi người dân về vụ xả thải vào năm 2008

5+luật ngầm cần nắm rõ khi khủng hoảng truyền thông xuất hiện

Từ cách xử lý khủng hoảng truyền thông Vedan, AZA CAN – Nguyễn Đình Bình- một trong những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này cho rằng, doanh nghiệp nào cũng nên nắm rõ 5 luật ngầm sau đây để tránh phạm phải sai lầm như case study vừa rồi:

Không im lặng

Có câu “im lặng là thừa nhận”, vì thế im lặng trong mọi khủng hoảng truyền thông đều khiến người nhìn mặc định bạn đang sai lầm, đang có lỗi.

Tệ hơn nữa, im lặng là cách giải quyết thiếu tôn trọng khách hàng tiềm năng. Bởi lẽ, khi có vấn đề xấu xảy ra, khách hàng hay những người tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ của bạn rất mong có được lời giải thích thỏa đáng.

Nếu bạn im lặng, đồng nghĩa với việc bạn “phụ bạc, phản bội” lại niềm tin của họ bấy lâu. Nói cách khác, im lặng khiến hình ảnh của doanh nghiệp đang rất nhạy cảm trở nên đen tối, dễ bị gán cho mác tiêu cực hơn bất cứ lúc nào.

Không trốn tránh

Nhìn thẳng vào vấn đề, trả lời hay giải quyết những khúc mắc mà cộng đồng, khách hàng tiềm năng và xã hội quan tâm tới khủng hoảng của công ty bạn là cần thiết hơn cả trong lúc này.

Sự thẳng thắn, không trốn tránh cho thấy bạn rất dũng cảm. Sự bản lĩnh là tố chất cần thiết của bất cứ lãnh đạo nào, dù quy mô công ty của bạn lớn nhỏ hay hoạt động ở lĩnh vực đa dạng nào đi chăng nữa. 

Các giải đáp trung thực, nhanh chóng, kịp thời, tránh sự vòng vo,…vô cùng cần thiết trong trường hợp này. Bởi qua đó, người dùng nói riêng và cộng đồng nói chung nhìn thấy được sự hợp tác, sự hối lối từ bạn.

Không nóng giận, đổ lỗi

Trong nhiều trường hợp, không nhượng bộ và quyết đoán đến cùng là cần thiết. điều này có thể đúng với khủng hoảng truyền thông Vinamilk. Thế nhưng nếu áp dụng vào câu chuyện của Vedan  thì sẽ thất bại.

Hơn thế nữa, khi khủng hoảng tới, sự bình tĩnh và dám thẳng thắn thừa nhận sai lầm sẽ hiệu quả hơn bao giờ hết. Ngược lại nếu quý vị chỉ muốn đổi lỗi, trốn tránh trách nhiệm thì e rằng, dù cố gắng làm gì đi chăng nữa cũng vô ích.

Bởi cộng đồng nhận ra bạn chưa thật sự thành thật với chính mình mà vẫn cố chấp để bảo vệ quyền lợi, lợi ích cho doanh nghiệp mà thôi.

Không chối bỏ trách nhiệm

Vedan Việt Nam đã sai khi xả thải trực tiếp vào sông Thị Vải. Nhưng càng sai hơn nữa khi mặc cả tiền bồi thường cho người dân cũng như chậm trễ chi trả cho họ. Điều này khiến cộng đồng thấy doanh nghiệp kể trên chưa thật sự có trách nhiệm với những hành động do mình gây ra.

Nhất là khi những ảnh hưởng đó liên quan tới sức khỏe, tính mạng con người. Nếu đặt vào vị trí của mình, bạn sẽ thấy sao khi người thân bị ung thư, giảm thọ, đột ngột rời bỏ chúng ta vì những hệ lụy âm thầm diễn ra trong cơ thể từ nồng độ chất thải vượt mức hàng trăm lần kể trên?

Tin rằng, chẳng ai đủ bình tĩnh, thậm chí, dù có tiền trăm, tiền tỷ cũng chẳng ai muốn đánh đổi tính mạng của những người thân yêu. Do đó, bạn hãy thẳng thắn nhìn vào thực tế, giải quyết khủng hoảng, những thiệt hại gây ra cho người khác một cách khôn ngoan, có trách nhiệm.

Cầu thị, chân thành

Sự cầu thị, chân thành cũng mang tới tác dụng tốt khi xử lý khủng hoảng truyền thông. Sau 10 năm, lãnh đạo Vedan Việt Nam mới có lời xin lỗi chính thức. Tuy muộn nhưng có còn hơn không. Kết hợp cùng sự nỗ lực thay đổi, tin rằng hình ảnh của họ cũng dần tích cực hơn.

Được biết, Vedan Việt Nam đã bỏ ra hàng trăm triệu đô la để xây dựng hệ thống xả thải đạt chuẩn. Nhờ thế, họ có cơ hội làm lại, được đón nhận một lần nữa tại Việt Nam.

Thực tế đến thời điểm hiện tại, vẫn còn không ít định kiến, nhiều người vẫn chưa thể tha thứ cho Vedan và từ chối sản phẩm của họ. Điều đó một lần nữa cho thấy khủng hoảng truyền thông có ảnh hưởng vô cùng khủng khiếp tới sự tồn vong của doanh nghiệp. Nó một lần nữa cảnh tỉnh chúng ta cần càng phải thận trọng hơn nữa khi khủng hoảng ập tới.

Dư âm khủng hoảng

Nhiều người vẫn từ chối Vedan dù vụ việc đã xảy ra cách đây rất lâu

Kết luận

Các chia sẻ và phân tích của AZA CAN – Nguyễn Đình Bình về xử lý khủng hoảng truyền thông Vedan kể trên có giúp ích gì cho bạn không?

Sau nhiều năm học tập và làm việc, AZA CAN – Nguyễn Đình Bình hiện được biết tới là một trong những chuyên gia về xử lý khủng hoảng truyền thông. Ông sở hữu bằng Pre Doctor Business Administration tại Horizons University (Paris, France) cùng nhiều bằng cấp giá trị như:

• Master Business Administration 

• Bachelor of Business Administration

• Bachelor of IT Information System.

• …

Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy tại đại học Mở, đại học Văn Hiến, Cao đẳng Ispace, Cao đẳng Ladec,…cũng như trực tiếp tư vấn cho các doanh nghiệp về thẩm mỹ, nông nghiệp, giáo dục,… AZA CAN – Nguyễn Đình Bình được cộng đồng biết tới với không ít đóng góp giá trị.

Đừng quên xem thêm các chia sẻ hay khác trên chuyên trang để có thêm những kiến thức thú vị về khủng hoảng truyền thông bạn nhé! 

  1. https://tuoitre.vn/vu-vedan-giet-song-thi-vai-thanh-cong-suot-14-nam-278743.htm
  2. https://vi.wikipedia.org/wiki/Xyanua
  3. https://nhandan.com.vn/thoi-su-phap-luat/cong-ty-vedan-phai-boi-thuong-thoa-dang-cho-nong-dan-423983/
  4. https://nhandan.com.vn/thoi-su-phap-luat/Vedan-l/
  5. https://www.sggp.org.vn/vedan-lai-cu-cua-mac-ca-124659.html
  6. https://dantri.com.vn/kinh-doanh/vedan-xin-loi-nguoi-tieu-dung-sau-gan-10-nam-gap-su-co-moi-truong-20170402213404049.htm

Continue Reading

Xu hướng