Khủng hoảng truyền thông

Xử lý khủng hoảng truyền thông tiếng Anh là gì? Hướng đi nào tốt trong thời 4.0?

Published

on

Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi xử lý khủng hoảng truyền thông tiếng Anh là gì? Xử lý khủng hoảng ở thời điểm hiện tại khác gì so với 10-20 năm trở về trước? Nên  làm thế nào để tránh những hệ lụy tiêu cực do khủng hoảng để lại?

Các thông tin mà AZA CAN –  Nguyễn Đình Bình mang đến tin rằng sẽ không làm bạn lãng phí thời gian vô ích. Hơn thế nữa quý vị còn sớm tìm ra chiến lược hay để phát triển doanh nghiệp vững mạnh. Nhờ thế quý vị dẫn dắt đội ngũ của mình vượt tâm bão thành công.

Xử lý khủng hoảng truyền thông tiếng Anh là gì?

Biết rõ các thuật ngữ về khủng hoảng truyền thông sẽ giúp bạn hiểu hơn về bản chất vấn đề. Hơn thế nữa tìm các tài liệu từ tiếng Anh cũng là cách hay giúp chúng ta có nhiều kiến thức hay, sâu và rộng toàn diện. Bài viết này sẽ giúp nắm rõ hơn về nó.

Trước khi trả lời câu hỏi xử lý khủng hoảng truyền thông tiếng Anh là gì, hãy cùng tìm hiểu về các thuật ngữ cơ bản sau bạn nhé:

Khủng hoảng truyền thông tiếng Anh là gì?

Khủng hoảng truyền thông tiếng Anh gọi là Social Media Crisis. Từ này được ghép giữa ba thành tố:

  • Social: Hiểu một cách đơn giản nhất, Social có nghĩa là xã hội. Khủng hoảng chỉ thực sự xảy ra khi thông tin xấu được lan truyền rộng rãi trong cộng đồng. Việc không kiểm soát được nội dung các bài viết, chia sẻ,…về cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của những đối tượng kể trên.
  • Media: dịch ra có nghĩa là phương tiện truyền thông. Thông qua mạng xã hội, truyền miệng, báo đài,…các thông tin xấu sẽ ngày càng lan rộng. Đây là yếu tố quyết định rất lớn tới quy mô và tính chất của cuộc khủng hoảng.

Vì thế, càng tìm hiểu rõ và biết cách tận dụng triệt để các công năng của hạng mục này. Nhờ thế quý vị càng dễ kiểm soát vấn đề. Thậm chí, chúng ta còn có thể tận dụng sự chú ý của cộng đồng và các phương tiện truyền thông. Do đó bạn dễ dàng tăng độ tin cậy, quảng bá về thương hiệu tốt hơn.

  • Crisis: Crisis mang nghĩa khủng hoảng, tức xuất hiện các vấn đề, tác động mới làm mất đi sự ổn định vốn có của cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức. Những ảnh hưởng này mang nghĩa tiêu cực, dễ làm mất doanh thu, thậm chí khiến dư luận tẩy chay, quay lưng lại với sản phẩm/dịch vụ của quý vị.

Tóm lại:

Như  vậy có thể hiểu, khủng hoảng truyền thông hay Social Media Crisis chính là các thông tin xấu gây ảnh hưởng tới cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức. Nếu không kịp thời xử lý, các đối tượng kể trên đối mặt với những thiệt hại không tưởng(cả hữu hình và vô hình).

Xử lý khủng hoảng truyền thông tiếng Anh là gì?

Xử lý khủng hoảng truyền thông tiếng Anh được gọi là Handle Crisis Communications. Mấu chốt của từ Handle mang nghĩa xử lý, giải quyết.

Có thể thấy, xử lý khủng hoảng truyền thông sẽ thực hiện tất cả các hoạt động nhằm mục đích:

  • Gỡ rối cho cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức.
  • Minh oan/giải thích rõ cho dư luận hiểu về bản chất vấn đề.
  • Tránh làm trầm trọng hóa vấn đề, gây phản ứng trái chiều, làm khủng hoảng thêm trầm trọng.
  • Giảm bớt thiệt hại, ảnh hưởng xấu đến cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức từ khủng hoảng xuống mức thấp nhất.
  • Tận dụng sự quan tâm, chú ý của cộng đồng để truyền thông tốt hơn nữa cho sản phẩm/dịch vụ đang cung cấp.
  • ….

Vừa rồi là các chia sẻ giúp bạn hiểu rõ xử lý khủng hoảng truyền thông tiếng Anh là gì? Ngay sau đây, hãy cùng đến với phần tiếp theo để biết cách giải quyết vấn đề hiệu quả trong thời kỳ công nghệ thông tin bùng nổ.

Tin rằng các gợi mở mà chúng tôi nói tới sẽ không làm bạn lãng phí thời gian của bạn vô ích! 

13 tips hay giúp bạn quản lý khủng hoảng truyền thông trong thời đại 4.0

Khá nhiều người vẫn lầm tưởng cho rằng chỉ khi xảy ra khủng hoảng truyền thông mới cần xử lý hoặc quan tâm tới vấn đề này. Thế nhưng thực tế cho thấy, khủng hoảng có thể đến với các cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức bất cứ lúc nào. Nhất là khi thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Vì thế, để xử lý khủng hoảng truyền thông trong thời đại 4.0 hiệu quả. Thì cách thông minh hơn cả phải kể tới hướng chủ động đón nhận vấn đề. Bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước đó, bạn có thể tránh khủng hoảng xảy ra.

Tuyệt vời nhất chính là các kịch bản xử lý khủng hoảng truyền thông không cần phải dùng tới. Điều ấy đồng nghĩa với việc bạn đang làm chủ cuộc chơi. Cũng như bạn có thể kiểm soát tốt các luồng thông tin liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của mình.

Hãy cùng áp dụng 13 tips hay sau đây để có thể giảm bớt các thiệt hại do khủng hoảng gây ra bạn nhé!

1.Xây dựng kênh thông tin chất lượng để tương tác với khách hàng

Các tài liệu xử lý khủng hoảng truyền thông Tiếng Anh cho rằng ngay từ bây giờ, bạn nên nghiêm tục tạo ra các kế hoạch. Mục đích nhằm tiếp cận khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội và nhiều phương tiện truyền thông khác. Đây là cách giúp chúng ta có thể tương tác, giao tiếp với đối tượng mục tiêu của mình.

Song song với việc rút ra được thị hiếu, sớm có nhiều gợi mở hay để cải thiện sản phẩm/dịch vụ theo ý muốn. Bạn còn có thể tận dụng các kênh này để làm thương hiệu. Hãy đảm bảo các bài viết của bạn đúng hướng, chất lượng, hữu ích với khách hàng.

Nhờ thế chúng ta có thể tăng tương tác, có nhiều kết nối giá trị hơn từ đây. Những điều này còn tăng tỷ lệ chuyển đổi. Nhờ vậy giúp quý vị có thêm lợi nhuận trong tương lai gần nữa đấy! 

2.Tạo ra những kết nối chất lượng

Ngoài việc chú ý tới số lượng fan trong các nhóm/trang. Bạn đừng quên chọn lọc để tạo được những kết nối chất lượng bạn nhé. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có lượng fan hiểu về sản phẩm/dịch vụ của mình.

Họ sẽ là các truyền thông viên giúp chúng ta truyền đi thông điệp rộng khắp. Đồng thời, họ có thể lên tiếng bảo vệ cho bạn khi có luồng thông tin trái chiều, không đúng sự thật.

Để có thể tạo ra lượng fan chất lượng như vậy, bạn cần chú ý:

  • Chọn lọc đúng đối tượng để mời like page, group.
  • Có kế hoạch phát triển nội dung chất lượng, hữu ích giúp fan chủ động theo dõi và ủng hộ bạn.
  • Tương tác thường xuyên, hỗ trợ nhiệt tình với thái độ cầu thị. Nhờ thế chúng ta còn biết lắng nghe để khách hàng tiềm năng hiểu rằng họ thực sự được tôn trọng.

Đừng quên quản lý các thông tin về cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức liên quan tới sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Một cuộc khủng hoảng có thể bắt nguồn từ các thông tin từ quá khứ bị bới móc bởi một comment rất nhỏ trên mạng xã hội.

Vì thế, một hồ sơ chuyên nghiệp, đẹp mắt, không có bất cứ tỳ vết nào sẽ giúp bạn quản lý rủi ro tốt hơn. Nhờ đó, chúng ta không lo xuất hiện các thông tin trái chiều, gây bất lợi cho bản thân.

3.Quản lý các thông tin liên quan hiệu quả

Đồng thời, bạn nên tận dụng mạng xã hội để truyền thông thương hiệu. Đừng vội vàng bỏ qua những phàn nàn nhỏ. Thay vào đó, khi thấy xuất hiện các thông tin dạng này, quý vị cần có cách xử trí nhanh chóng để vấn đề được giải quyết.

Nhờ đó, sự giận dữ, bất mãn, các phản ứng tiêu cực,…đến sản phẩm/dịch vụ của bạn cũng không bùng lên thành một cuộc khủng hoảng thật sự.

Khi sử dụng mạng xã hội để truyền thông thương hiệu, quý vị lưu ý:

  • Trả lời tất cả những đánh giá, thông tin tiêu cực.
  • Xem xét tới các giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề kể trên.
  • Đừng bao giờ đả kích, phòng thủ, bảo vệ quan điểm của mình một cách cứng nhắc ngay cả khi bạn đúng.
  • Luôn thể hiện sự tôn trọng, sẵn sàng lắng nghe các chia sẻ của khách hàng tiềm năng.

Thực tế, tiếp cận các vấn đề tiêu cực lại mang tới cho bạn nhiều hơn mong đợi. Từ đây, chúng ta có thể học hỏi được không ít. Đồng thời quý vị còn tìm ra các giải pháp hay hơn để cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Nhờ vậy chúng ta còn có sức cạnh tranh tốt hơn trên thị trường khốc liệt hiện nay.

Mặt khác, bạn cũng nên xác định rõ đâu là vấn đề có thể dẫn tới nguy cơ một cuộc khủng hoảng. Không phải mọi bình luận trái chiều, các ý kiến phản đối sẽ trở thành khủng hoảng sau đó. Ở nhiều trường hợp, quý vị có thể:

  • Gửi yêu cầu để xóa các đánh giá, thông tin xúc phạm, tiêu cực.
  • Tập trung vào những đánh giá tốt, tạo ra làn sóng các thông tin tích cực để làm mờ các các bài viết tiêu cực.
  • Tìm kiếm các cách tiếp cận khác để nâng cao hiệu quả truyền thông, sớm định hướng dư luận theo hướng mong đợi.

4. Nhất quán trong các thông điệp

Chẳng khó để thấy rằng, rất nhiều tài liệu phát triển thương hiệu đều khẳng định. Việc tạo ra các bài viết chất lượng, liên tục sẽ giúp chúng ta tương tác với đối tượng mục tiêu tốt hơn. Thế nhưng bạn nên nhớ, dù tạo ra kho nội dung quy mô cỡ nào cũng cần đảm bảo nhất quán về phong cách, cách làm cũng như các thông điệp.

Vậy làm sao để có thể tạo ra một thông điệp nhất quán giúp tăng độ tin cậy với người dùng? Bạn có thể thực hiện các cách sau đây:

  • Lên kế hoạch rõ ràng về việc sản xuất nội dung, thời gian đăng bài, số lượng bài mỗi ngày/mỗi tháng/mỗi tuần.
  • Nội dung bài viết chất lượng, tránh sơ sài, kém hữu ích.
  • Có định hướng rõ ràng trước khi thực hiện các chiến lược để tránh sai sót, không nhất quán.

Bạn nên chuẩn bị một đội ngũ thực hiện các cuộc sống kể trên thường xuyên, liên tục. Nếu chưa nhiều kinh nghiệm, phương án thuê agency am hiểu về lĩnh vực truyền thông sẽ giúp bạn đáng kể đấy! 

5. Tránh tranh cãi

Tranh cãi không bao giờ có lợi, dù ở bất cứ mối quan hệ nào. Điều này càng đúng khi nói tới sự phát triển của cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức trong thương trường khốc liệt hiện nay.

Vì thế, bạn nên lắng nghe với thái độ chân thành, sự cởi mở. Nhờ thế chúng ta còn giảm bớt các phản ứng tiêu cực, vấn đề sớm được giải quyết. Do đó,nguy cơ bùng nổ khủng hoảng được kiểm soát hiệu quả hơn bao giờ hết.

Đồng thời, trong quá trình phát triển nội dung, tăng tương tác, tạo các kết nối, bạn cũng nên tránh xa những đề tài dễ gây tranh cãi. Hãy đảm bảo giữ thái độ trung lập, sự tôn trọng khi nói tới các vấn đề như:

  • Chính trị
  • Tôn giáo
  • Các vấn đề xã hội
  • Kiểm soát súng
  • Chính sách đối ngoại
  • ….

Nổi tiếng, tăng tương tác nhờ các thông tin gây tranh cãi có thể giúp bạn đạt mục đích rất nhanh. Thế nhưng, hình ảnh của cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức chưa chắc đã được tạo ra đúng với mong đợi, định hình của bạn trước đó.

Thậm chí, chúng ta còn đứng trước những cuộc tấn công của bên trái chiều. điều này gây bất lợi lớn cho cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức trong quá trình phát triển. Bạn sẽ mất một lượng khách hàng tiềm năng chỉ vì không cùng quan điểm với họ. Điều này thật đáng tiếc phải không quý vị?

6. Đừng ôm đồm, dàn trải

Khái niệm “tiếp thị đa kênh”, tiếp cận khách hàng tiềm năng ở bất cứ nơi nào họ có mặt hiện được rất nhiều người quan tâm. Không ít ý kiến cho rằng đây là cách hay giúp quý vị  mở rộng thị trường, tăng tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn.

Điều này chỉ đúng về mặt lý thuyết. Bởi nếu khi thực lực của bạn còn yếu, nhân lực mỏng, chúng ta lại không có đủ thời gian chăm chút cho nó,…chắc rằng kênh của bạn sẽ rất tẻ nhạt, kém chuyên nghiệp. Vô hình chung cách này còn khiến chúng ta tự tố cáo mình, mất điểm trong mắt khách hàng lúc nào không hay biết.

Vì thế, quý vị chỉ nên chọn 2-3 nền tảng chính và tập trung vào chăm chút cho nó. Nhờ thế, chúng ta có được hình ảnh thật sự chuyên nghiệp, dễ dàng thuyết phục được khách hàng. 

7. Xây dựng chiến lược bài bản trước khi thực hiện

Bạn đã có kế hoạch cụ thể khi truyền thông chưa? Hồ sơ của bạn có nội dung gì? Trong 3 tháng, 6 tháng hay 5 năm nữa, bạn định hình quy mô của doanh nghiệp/tổ chức sẽ ra sao?

 Hãy lập kế hoạch rõ ràng và có một chiến lược cụ thể trước khi bắt đầu bạn nhé! Nhờ thế, chúng ta tránh xa sai lầm, kiểm soát được nguy cơ xảy ra khủng hoảng tốt hơn. 

Cách xây dựng kế hoạch truyền thông hiệu quả 

Dưới đây là một sự gợi ý giúp bạn có thể tạo ra kế hoạch hay để đến đích dễ dàng hơn:

  • Bạn tạo ra các nội dung chất lượng, hữu ích.
  • Tìm kiếm sự tương tác từ các nhóm, group trao đổi like.
  • Tạo ra các tương tác chủ động để thông điệp được lan tỏa.
  • Khuyến khích các hoạt động của người dùng bằng các minigame tặng quà, các ưu đãi giảm giá,…

Khi có một kế hoạch rõ ràng, một chiến lược với các bước cụ thể, chúng ta sẽ tránh xa hiện tượng lúng túng không biết làm gì tiếp theo hoặc bị cạn ý tưởng.

Cách tạo ra một chiến lược truyền thông thông minh

Vậy làm thế nào để có một chiến lược tốt? Dưới đây là 8 phần không thể thiếu giúp bạn sớm có được lộ trình rõ ràng hơn:

Mọi chiến lược truyền thông xã hội đều bao 


Xác định rõ đối tượng mục tiêu

Bạn cần nắm rõ các đặc trưng cơ bản về tuổi tác, sở thích, thu nhập, nhu cầu,…của đối tượng mục tiêu mà mình đang hướng tới.

Kế hoạch thông minh SMART
S(Specific): Hướng tới đối tượng nhất định, tránh ôm đồmM(Measurable): Có công cụ đo lường cụ thể để biết rõ hiệu quả của chiến dịchA(Achievable): Nêu rõ mục tiêu mong muốn.R(Realistic): Kết quả thực tế đã đạt được.T(Timely): Thời gian thực hiện chiến lược là bao nhiêu lâu.

Xác định vị trí của bạn hiện tại

Hãy tìm hiểu thật kỹ về thị trường nội tại để biết bạn đang ở đâu, là ai.Đối thủ của bạn có gì mạnh, yếu?Điều gì là khác biệt lớn nhất của bạn để cạnh tranh tốt hơn?

Có ngân sách rõ ràng

Xác định rõ chi phí cho kế hoạch truyền thông sẽ giúp bạn tránh bị động về tiền bạc, tránh gián đoạn chiến lược trong quá trình thực hiện cũng như có phương án phù hợp nhất.

Xác định các công cụ truyền thông 

Liệt kê rõ ràng các nền tảng, công cụ truyền thông có thể dùng.Lên kế hoạch sử dụng từng dòng cụ thể để tận dụng triệt để công năng hữu dụng của mỗi loại.

Xây dựng đội tạo nội dung
Xác định ai sẽ là người thực hiện cụ thể từng bài viết để truyền thông điệp hiệu quả?Cách viết bài như thế nào mới cuốn hút?

Quản lý thời gian

Thời gian thực hiện chiến lược là khi nào?Nên đăng bài vào các khung giờ nào?
Phân tích kết quảThường xuyên tổng kết các kết quả đạt được trong từng chặng để điều chỉnh hướng đi kịp thời.

8. Đừng nói về những gì bạn có, hãy nói về những gì người khác muốn nghe

Khá nhiều doanh nghiệp đang mắc sai lầm khi nói quá nhiều về các sản phẩm/dịch vụ của mình. Họ cho rằng các kênh truyền thông trên mạng xã hội là nơi có thể đẻ ra tiền. Vì thế họ tận dụng mọi lúc, mọi nơi để nói về những điều tốt đẹp mình đang sở hữu.

Thực tế thì cách làm này lại khiến fan của bạn cảm thấy nhàm chán. Một số sẽ chủ động bỏ theo dõi, không tương tác với kênh của bạn. Vì họ có cảm giác bị làm phiền. Do đó, hãy xác định xem độc giả muốn điều gì? Càng thấu hiểu về họ, bạn sẽ càng có cách tiếp cận thông minh.

9. Đừng nói tất cả 

Phải chăng bạn đang gặp vấn đề vì bí ý tưởng, không biết làm thế nào để luôn có nội dung mới, hấp dẫn?

Để có nhiều đề tài khai khác, ngoài một kế hoạch bài bản, bạn hãy chia nhỏ từng góc của vấn đề. Đừng ôm đồm nói tất cả trong một vài bài viết. Điều này vừa khiến nội dung nhiều chữ, mang tới cảm giác ngao ngán cho người đọc.

Mặt khác, những bài viết như vẫy chưa thật sự tối ưu nên sẽ giảm tương tác rất nhiều đấy! 

10. Không quên liên tục nhắc lại các thông điệp chính

Tuy nhiên, sẽ là sai lầm lớn nếu bạn cho rằng vì áp dụng điều số 9 và 8 nên hạn chế đề cập tới thông điệp mình muốn trao gửi. Bởi điều này sẽ khiến độc giả lãng quên bạn. Nó sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu mà chúng ta đã đặt ra ngay từ ban đầu.

Vì thế, hãy luôn nhớ mục tiêu của mỗi chia sẻ đều để thể hiện thông điệp chính mà bạn muốn nói với khách hàng tiềm năng của mình. Bằng nhiều cách, quý vị sẽ tạo ra các bài viết vừa đa dạng, hữu ích. Nhờ thế các thông tin sẽ xuyên suốt, thống nhất với sứ mệnh, định hướng phát triển của mình đấy! 

11. Sử dụng quảng cáo 

Quảng cáo trên Google, Facebook đang giúp hàng ngàn cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức tiếp cận tốt hơn với khách hàng tiềm năng của họ. Vì thế, bạn đừng quên dùng đến công cụ này để mang tới những tương tác tốt hơn.

Việc trả tiền để có được khách hàng cũng rất xứng đáng. Vì thế hãy chuẩn bị thật tốt nội dung bài viết, hình ảnh. Song song đó bạn cũng nên phân tích kỹ để tìm ra đối tượng mục tiêu của mình. Mục đích xem họ có những đặc điểm gì và sớm chạy quảng cáo thu hút bạn nhé! 

12. Tạo trải nghiệm trực quan

Những trải nghiệm trực quan, tạo sự tò mò sẽ giúp bạn tăng tương tác. Nhờ thế chúng ta có thể thu hút được nhiều người chủ động tìm đến mình hơn cả.

Có rất nhiều cách để bạn thực hiện điều này, cụ thể như:

  • Thu hút sự chú ý bằng cách câu nói hay, các nội dung độc đáo.
  • Khiến khách hàng tiềm năng muốn biết thêm bằng những câu hỏi mở.
  • Truyền tải một thông điệp mà không cần lời nói
  • Bổ sung thêm các liên kết dẫn tới trang có nội dung đầy đủ, hữu ích mà độ giả đang tìm kiếm.
  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng cách tặng sản phẩm dùng thử, tặng Voucher giảm giá.

13. Đừng quên các Hashtags

Hashtags là một công cụ hữu hiệu giúp bạn có thể kết nối những đối tượng quan tâm tới sản phẩm/dịch vụ của mình đến đúng các bài viết mà bạn đã xây dựng.

Thẻ này bắt đầu với dấu #, sau đó là các từ khóa liên quan tới sản phẩm/dịch vụ của bạn. Tuy nhiên, đừng làm dụng nó bạn nhé. Bởi FB cũng như các nền tảng mạng xã hội khác đang cải thiện từng ngày. Họ ưu tiên các nội dung chân thực, hữu ích với người dùng.

Những việc làm quá đà sẽ dễ bị phát hiện, cho rằng không tự nhiên mà được cố tình tạo ra. Từ đó, họ lại giảm tương tác, che các thông tin liên quan đến bạn. Do đó hệ thống còn không cho phép chúng ta tiếp thị với nhiều người hơn nữa.

Vừa rồi là những chia sẻ giúp bạn biết cách quản lý khủng hoảng. Các tips kể trên một mặt giảm bớt nguy cơ xảy ra các sự cố ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức trong thời đại 4.0.

Đồng thời đây cũng là cách giúp quý vị tận dụng truyền thông để quảng bá thương hiệu. Nhờ vậy giúp nhiều người biết đến sản phẩm/dịch vụ của mình nhiều hơn nữa. Hi vọng qua đây, AZACAN phần nào mang tới các thông tin hay để bạn sớm xây dựng được kế hoạch truyền thông hiệu quả hơn nữa.

AZA CAN  nhận tư vấn xử lý khủng hoảng truyền thông a-z

Quản lý rủi ro, xử lý khủng hoảng càng tốt thì cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức càng phát triển như vũ bão. Nó mang tới nhiều khởi sắc đáng ngưỡng mộ hơn. Hãy kết nối với AZACAN để có thêm các tư vấn giá trị hơn nữa bạn nhé.

Chúng tôi hiện nhận:

  • Xử lý khủng hoảng truyền thông trọn gói cho các cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức.
  • Tư vấn xây dựng kịch bản đón khủng hoảng, ngăn chặn các sự cố gây thiệt hại cho cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức.
  • Đào tạo xử lý khủng hoảng giúp lãnh đạo doanh nghiệp biết cách “cưỡi cọp”. Nhờ thế bạn có thể tận dụng truyền thông để ngày càng nổi tiếng, mở rộng thị trường hiệu quả hơn nữa.

Với những ưu việt nổi bật sau đây, hệ thống sẽ không làm quý đối tác/doanh nghiệp thất vọng:

Chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm

AZACAN là đơn vị xử lý khủng hoảng truyền thông do AZA CAN –  Nguyễn Đình Bình sáng lập.

AZACAN Nguyễn Đình Bình – chuyên gia tối ưu, marketing, thương hiệu, sản xuất phim, kinh doanh. Ông hiện tại là:

  • Cử nhân công nghệ thông tin.
  •  Cử nhân quản trị kinh doanh.
  •  Thạc sĩ quản trị kinh doanh.
  • Nghiên cứu sinh quản trị kinh doanh đại học Horizons Pháp.

 AzaCan Nguyễn Đình Bình có trên 15 năm kinh nghiệm, đã từng thực hiện các dự án:

  • Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
  •  Đại học Văn Hiến.
  •  PeaSoft Solution.
  •  Đại học Mở TP.HCM.
  •  Cao Đẳng Công nghệ thông tin.
  •  Cao đẳng Ngề LaDec, Cao đẳng Ispace.
  •  Hùng Cá / Hùng Hậu.
  • Dược phẩm Trung Ương 3.
  •  Khu du lịch Đại Nam Văn Hiến.
  •  Tổng công ty xây lắp thương mại 2.
  •  Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị Doanh nghiệp.
  •  Truyền thông Nguyễn Đình.
  •  Hóa đơn điện tử AZAVAT.
  •  Dịch vụ SEO – AZASEO.
  • Đào tạo online AZABOOK.

Hiện tại ông còn là cố vấn sales marketing cho các doanh nghiệp thẩm mỹ, nông nghiệp, giáo dục,…Vì thế các tư vấn giá trị từ vị kể trên này sẽ giúp quý vị sớm có nhiều kinh nghiệm hay hơn khi khủng hoảng ập tới.

Sử dụng trường phái xử lý khủng hoảng truyền thông mới nhất

Chưa dừng lại ở đó, AZA CAN –  Nguyễn Đình Bình là một trong những người sáng lập ra trường phái xử lý khủng hoảng truyền thông kiểu mới. Ông nhanh chóng nghiên cứu chuyên sâu về doanh nghiệp để xác định nguy cơ gây khủng hoảng.

Sự kết hợp hoàn hảo giữa các bước xử lý khủng hoảng chuyên nghiệp cùng kỹ thuật SEO đẩy top Google xu hướng mới nhất. Nhờ đó sẽ giúp bạn sớm mang tới thông tin chất lượng, truyền đúng thông điệp mà quý vị muốn tới đối tượng mục tiêu của mình.

Theo đó, bằng kịch bản xử lý khủng hoảng truyền thông chuyên biệt. Kết hợp cùng hệ thống các bài viết với keyword liên quan tới khủng hoảng nhanh chóng được triển khai để:

  • Tiếp cận đúng đối tượng đang quan tâm tới khủng hoảng của bạn.
  • Cung cấp các thông tin đầy đủ, có lợi cho cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức.
  • Các bài viết này xuất hiện trong top 1-10 Google, làm chìm những thông tin xấu, tránh khủng hoảng thêm trầm trọng.

Với trường phái xử lý khủng hoảng kể trên, AZA CAN –  Nguyễn Đình Bình sẽ giúp quý doanh nghiệp cũng như các khách hàng cá nhân giảm bớt thiệt hại, tiết kiệm chi phí. 

Ngoài ra, chuyên gia Nguyễn Đình Bình hiện còn đào tạo xử lý khủng hoảng truyền thông. Khóa học dành cho các lãnh đạo biết cách làm chủ cảm xúc. Nhờ thế bạn có tâm thế vững vàng cùng quy trình các bước giải quyết vấn đề rõ ràng, tránh sự cố ảnh hưởng xấu, thêm trầm trọng.

Đồng hành cùng khách hàng dài lâu

Đặc biệt, dịch vụ xử lý khủng hoảng truyền thông AZA CAN cam kết đồng hành cùng quý khách hàng dài lâu. Chúng tôi hiểu rằng sự thịnh vượng, phát triển bền vững của bạn chính là thước đó khẳng định năng lực, sự khác biệt của chúng tôi.

Vì thế, đừng quên gọi 0931 486 333 để có thêm các thông tin giá trị hơn về khủng hoảng truyền thông bạn nhé!  

Link tham khảo:

How to Avoid a Social Media Crisis For Your Small Business

Xử lý khủng hoảng truyền thông trong thời đại công nghệ 4.0

https://vietnambiz.vn/khung-hoang-truyen-thong-social-media-crisis-trong-doanh-nghiep-la-gi-bien-phap-xu-li-20191014221814233.htm

Don’t Be Scared, Be Prepared: How to Manage a Social Media Crisis

https://blog.hubspot.com/service/social-media-crisis-management

How to Handle a Social Media Crisis

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Xu hướng

Copyright © 2021 AZACAN Nguyễn Đình Bình