Khủng hoảng truyền thông

Xử lý khủng hoảng truyền thông giáo dục: cần mạnh dạn đối diện với sự thật

Published

on

Xử lý khủng hoảng truyền thông giáo dục là một trong những vấn đề khiến không ít trường học, các cấp đau đầu. Thế nhưng qua thực tế có thể nhận ra, nhiều đơn vị vẫn đang trong thế bị động. Họ chưa biết nên làm gì tốt nhất khi gặp khủng hoảng.

Ở bài viết này, AZA CAN – Nguyễn Đình Bình sẽ cùng bạn hiểu rõ hơn thế nào là khủng hoảng truyền thông giáo dục? Nên là gì khi khủng hoảng xảy ra? Đến đâu để có những lời khuyên giá trị nhất? Tránh hiện tượng mọi việc thêm trầm trọng? Mời bạn cùng đọc ngay chia sẻ sau đây để tìm ra lời giải đáp thỏa đáng.

Khủng hoảng truyền thông giáo dục là gì?

Khủng hoảng truyền thông giáo dục xảy ra khi xuất hiện vấn đề gây bất lợi cho giáo viên, đơn vị tổ chức giảng dạy. Các thông tin tiêu cực sẽ làm hệ thống mất đi sự vận hành ổn định ban đầu. Chưa dừng lại ở đó, song song với việc mất uy tín, hình ảnh trong mắt công chúng xấu đi. Thì những tổ chức này còn có thể đối mặt với các vấn đề pháp lý.

Nói một cách dễ hiểu hơn, cũng như khủng hoảng truyền thông trong nhiều lĩnh vực khác. Thì khi xảy ra đối với giáo dục, khủng hoảng chính xác là một “con hổ giận dữ”. Nó có thể tiêu tan mọi cố gắng bấy lâu của trường học hay từng cá nhân liên quan.

Thực tế cho thấy khủng hoảng truyền thông giáo dục đến từ rất nhiều lý do. Mời bạn cùng khám phá thông tin tiếp theo để hiểu hơn về vấn đề này!

Khủng hoảng truyền thông giáo dục rất dễ xảy ra

Giáo dục và nguy cơ đứng trước khủng hoảng truyền thông 

Chẳng khó để nhận ra, lấy ví dụ điển hình về ngành giáo dục Việt Nam có thể nhận thấy. Dù ở vị trí nào, quy mô lớn nhỏ ra sao cũng rất dễ đối mặt với khủng hoảng truyền thông. Nói về nguy cơ tạo ra các vấn đề gây ảnh hưởng xấu tới đơn vị giáo dục phải kể tới những trường hợp sau:

Thứ nhất, khủng hoảng đến từ trình độ giáo viên

Hiện tại Việt Nam có khoảng 1.5 triệu giáo viên các cấp từ mầm non đến sau đại học. Tuy nhiên, ở một số trường học, vấn đề trình độ giảng dạy vẫn được xem là một trong những nguyên nhân lớn tạo ra tranh cãi.

Trong khi số giáo viên mới ra trường ngày càng tăng, sức cạnh tranh để có việc làm tốt ngày càng khốc liệt. Thì vẫn còn một số cá nhân chưa đáp ứng tốt về trình độ chuyên môn vẫn được đứng lớp giảng dạy. 

Yếu tố về trình độ chuyên môn của giáo viên có thể gây ra khủng hoảng như:

  • Bằng cấp giả mạo, mua bằng.
  • Giảng dạy không đúng với chuyên môn.
  • Các thông tin bài giảng thiếu thiết thực, gây nhầm lẫn.
  • ….

Thứ hai, khủng hoảng giáo dục đến từ hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng

Cách đây không lâu, vụ việc một cây phượng tuổi đời lâu năm bỗng dưng bật gốc làm một học sinh thiệt mạng. Nhiều trẻ khác bị thương cũng khiến Trường THCS Bạch Đằng(TP.HCM) đối mặt với khủng hoảng. (Xem thêm tại đây). 

Hay vụ quạt trần rơi trúng đầu học sinh xảy ra tại lớp 7A Trường PTTH Tân Lâm (huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị), (xem thêm tại đây) cũng có thể trở thành khủng hoảng lớn.

Sau các vụ việc kể trên, không ít phụ huynh cảm thấy bất bình khi năm nào họ cũng phải đóng các loại quỹ xây mới trường, cải tạo phòng học. Thế nhưng cuối cùng, con em họ vẫn đối mặt với nguy hiểm rình rập mỗi ngày.

Có thể thấy, đây cũng là một trong những vấn đề lớn, đáng được các trường học quan tâm. Mục đích để tránh xảy ra sự cố, ảnh hưởng tới hình ảnh và uy tín đã gây dựng bấy lâu.

Phượng bật gốc khiến một học sinh lớp 6 tử vong

Thứ ba, khủng hoảng giáo dục đến từ cách quản lý tài chính, quy trình làm việc

Bạn thấy đấy, nhiều năm nay, chuyện chạy điểm, hối lộ thầy cô để cho con vào trường chuyên, lớp chọn, có thành tích tốt,…không còn hiếm. Nhiều phụ huynh dường như đều cố “nhắm mắt cho qua” .Vì họ nghĩ rằng đây đã là xu hướng, phong trào.

Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp các clip, bằng chứng cho thấy việc mua điểm, chạy trường được tung lên mạng,…Mục đích để đòi lại sự công bằng. Tất cả các tin xấu này đều ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh của giáo dục nói chung và của trường học cụ thể nói riêng.

Bàn thêm về nguy cơ này, vụ việc nổi cộm nhất phải kể tới hàng loạt trường học tại Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang,…cấu kết có hệ thống để nâng điểm cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018, (xem thêm tại đây). 

Vụ sửa điểm thi tại Hòa  Bình gây ra khủng hoảng truyền thông giáo dục rất nghiêm trọng

Chính việc thực hiện quy trình làm việc sai lệch, không đúng quy định,…đã tạo ra khủng hoảng truyền thông lớn trong giáo dục. Qua đây, dư luận thêm một lần nữa phẫn nộ. Vì cách quản lý yếu kém, suy đồi đạo đức gây ra sự bất công lớn trong xã hội.

Vậy Bộ giáo dục nói chung và các cơ quan liên quan cần phải làm gì trong trường hợp này? Liệu những xử lý khủng hoảng ở vụ việc kể trên đã thỏa đáng hay chưa? Tin rằng chính bạn cũng sẽ sớm có câu trả lời khi theo sát dòng thời sự những ngày vừa qua.

Thứ tư, khủng hoảng đến từ cán bộ, giáo viên trong trường học 

Nói đến giáo dục, có lẽ phải xếp ngành này ở danh sách đầu những lĩnh vực có khủng hoảng trầm trọng, liên tiếp, đa dạng nhất mới thỏa đáng. Các khủng hoảng truyền thông đến từ cán bộ, giáo viên không hề thiếu.

Có thể kể tới một số ví dụ điển hình như:

  • Thầy cô ngoại tình, vi phạm luật hôn nhân gia đình.
  • Thầy giáo cưỡng dâm học sinh, cô giáo yêu học sinh.
  • Giáo viên bắt ép học sinh đi học thêm.
  • Giáo viên mầm non hành hạ trẻ nhỏ.
  • ….

Đây là những vấn đề nhức nhối, liên quan đến đạo đức người làm thầy. Không ít vụ việc xảy ra đã tốn nh nhiều giấy mực, thời gian của báo đài. Riêng dư luận vô cùng phẫn nộ, dẫn tới tẩy chay các trường học. Nó ảnh hưởng lớn đến uy tín chung của cả hệ thống giáo dục.

Một giáo viên mầm non bị ghi lại cảnh đang đánh trẻ

Thứ năm, khủng hoảng đến từ học sinh

Có câu “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” quả không sai chút nào. Tâm lý của tuổi mới lớn luôn muốn khẳng định mình, thể hiện cái tôi. Việc chưa biết cách kiềm chế cảm xúc, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài,… cũng khiến nhiều mảnh đời chưa kịp nở đã tàn.

Hiện tượng học sinh đánh nhau dẫn tới mất mạng, tử vong hay các clip xé áo nữ sinh, miệt thị và nhục mạ bạn học trên mạng,…cũng trở thành câu hỏi lớn khiến nhiều người thắc mắc. Họ đổ lỗi cho nhà trường thiếu quan tâm. Mục đích để những hành động ‘côn đồ’ xảy ra trên chính giảng đường mà không hề hay biết.

Song song với đó, cách xử lý khủng hoảng truyền thông giáo dục chưa thỏa đáng, thiếu linh hoạt trong các trường hợp này càng khiến mọi việc thêm trầm trọng. Có lẽ, nói đến đây cũng đủ giúp bạn hình dung ra rất nhiều ví dụ.

Vì thế, nói tới khủng hoảng truyền thông giáo dục, chúng ta cần không ít thời gian để bàn luận, mổ xẻ, phân tích,… mới thấy rõ hết được đặc trưng riêng của ngành này.

Vụ việc bé Hoàng Long tử vong khiến trường Gateway đối mặt với khủng hoảng lớn

Thứ sáu, khủng hoảng đến từ phụ huynh

Nói đến khủng hoảng truyền thông từ phụ huynh cũng không hề hiếm. Mới đây, câu chuyện của trường Tiểu học Quang Trung (TP.Hải Phòng) đã khiến rất nhiều người bàng hoàng. Theo đó, hình ảnh một bé gái tiểu học phải đứng giữa trời nắng. Em không được cô giáo và sao đỏ cho vào trường vì sợ làm ồn đã gây phẫn nộ.

Theo chia sẻ của mẹ bé, vì đến sớm nên con chị không được vào trường vì gây ảnh hưởng tới các lớp học khác. Điều này đã khiến cộng đồng mạng phẫn nộ. Người ta chia sẻ rất nhiệt tình để đòi lại công bằng cho các con.

Vụ việc đã khiến trường tiểu học Quang Trung đối mặt với khủng hoảng truyền thông. Đơn vị này nhận phải những thông tin tiêu cực, nhiều lời xúc phạm trên mạng. Thế nhưng, sau khi điều tra người ta mới tá hỏa phát hiện đây chỉ là sự dàn dựng của mẹ cháu bé, (xem thêm tại đây). 

Như vậy có thể thấy, ngay cả khi nhà trường làm đúng, giáo viên mẫu mực,…khủng hoảng truyền thông vẫn có thể xảy ra. Những hiểu biết sai lệch của phụ huynh hoặc một ý đồ xấu nào đó cũng rất dễ khiến các đơn vị đào tạo nhận lấy biến động lớn. Nó làm ảnh hưởng đến việc giảng dạy trong nhà trường.

Phụ huynh dàn dựng cảnh con nhỏ đứng giữa trời nắng

Thứ bảy, khủng hoảng đến từ nội dung cải cách giáo dục 

Nếu có con nhỏ đang học tiểu học, chắc rằng Tài liệu dạy tiếng Việt lớp 1 của công nghệ giáo dục (TV1-CNGD) cũng không còn xa lạ với bạn. Tuy đã ra đời 40 năm nhưng những cải cách trong giáo trình này bắt đầu gây tranh cãi lớn ở khoảng 5 năm trở lại đây.

Làn sóng phản đối ngày càng lớn, đông đảo hơn khi nhiều thế hệ phụ huynh cho rằng. Việc học sách cũ như trước đây họ được dạy không có gì phải thay đổi. Không ít cá nhân cho rằng những thay đổi về phương pháp giảng dạy cho trẻ nhỏ. Nó khiến họ không biết cách kèm con như thế nào mới hiệu quả.

Thực tế cho thấy, Tài liệu dạy tiếng Việt lớp 1 của công nghệ giáo dục (TV1-CNGD) đã mang tới những thành công lớn cho hệ thống các trường thí điểm. Vì lẽ đó, Bộ giáo dục quyết định nhân rộng mô hình này ra nhiều trường.

Vì chưa hiểu biết đầy đủ, chưa được chứng thực kết quả của chương trình, rất nhiều ý kiến đã vội vã phản đối. Thái độ bất mãn, khó chịu của phụ huynh như vụ việc kể trên cũng tạo nên khủng hoảng lớn trong ngành giáo dục.

Chính vì khâu truyền thông yếu nên các thông điệp lẽ ra phải được truyền đi rộng rãi lại rất mờ nhạt. Do đó, nhiều người đã cho rằng việc cải cách giáo dục như kể trên. Là vì mục đích thay sách, làm lợi cho tác giả và nhà xuất bản. Họ không nghĩ đây là điều cần thiết, hiệu quả với con em của mình.

Ngành giáo dục nên làm gì để đối phó với khủng hoảng truyền thông?

Đã đến lúc ngành giáo dục nói chung và các trường học nói riêng cần xác định rõ, khủng hoảng truyền thông là điều tất yếu, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì thế, thay vì né tránh nó, bạn cần sớm có chiến lược cụ thể, kế hoạch trù bị. Mục đích để đối phó với vấn đề bất cứ lúc nào.

Sau đây là những lời khuyên giá trị của AZA CAN – Nguyễn Đình Bình- một trong những chuyên gia hàng đầu về xử lý khủng hoảng truyền thông giáo dục.

Làm truyền thông song hành với phát triển và cải thiện hệ thống

Nếu cho rằng giáo dục là “ông lớn độc quyền” nên người người đều cần tới, nhà nhà đều phải ưu tiên. Nhưng họ lại hời hợt trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu là một sai lầm rất nghiêm trọng.

Bạn thấy đấy, mỗi ngày chúng ta tiếp nhận từ 50-100 luồng thông tin khác nhau từ mọi hướng. Tất cả bị động lẫn chủ động. Vì thế, nếu không xây dựng chiến lược truyền thông song song với phát triển và cải thiện chương trình giáo dục. Nó mang tới các sản phẩm chất lượng, e rằng đối tượng mục tiêu của bạn chưa chắc đã hiểu hết các thế mạnh hiếm có của chúng ta.

Thậm chí, họ còn có thể dễ bị hiểu lầm, gây ra những phản ứng trái chiều, tiêu cực. Điều kể trên ảnh hưởng lớn tới chất lượng và hình ảnh của đơn vị đã gây dựng bấy lâu.

Xây dựng kịch bản khủng hoảng truyền thông và kế hoạch ứng phó

Chiếu theo 7 nguy cơ dễ gây khủng hoảng truyền thông giáo dục như đã trình bày kể trên. Bạn nên xây dựng kế hoạch ứng phó để khi sự cố xảy ra trong thực tế. Chúng ta sẽ tránh hiện tượng thụ động, không biết nên làm gì để có thể cải thiện tình trạng hiệu quả nhất.

Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy kết nối với chúng tôi theo số 0931 486 333 bạn nhé. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, AZA CAN – Nguyễn Đình Bình đang được biết tới là một trong những cố vấn xử lý khủng hoảng truyền thông giáo dục có tiếng.

Các thông tin và chia sẻ mà ông mang tới tin rằng sẽ không lãng phí thời gian của bạn vô ích! 

Khi khủng hoảng truyền thông xảy ra: tận dụng triệt để thời gian

Đặc biệt, cũng giống như khi giải quyết khủng hoảng trong các lĩnh vực khác, việc xử trí nhanh chóng, chớp thời cơ vàng để xóa mờ dấu ấn tiêu cực rất quan trọng khi khủng hoảng truyền thông xảy ra đối với giáo dục.

Vì lẽ đó, một mặt quý vị cần tìm hiểu ngọn ngành vấn đề để nắm rõ tính chất sự việc. Mặt khác, bạn hãy nhanh chóng thành lập đội xử lý khủng hoảng. Bạn nên chọn người phát ngôn chính thức, thống nhất thông điệp cần đưa ra để có kết quả tốt nhất.

Càng công bố thông tin minh bạch sớm, có hướng giải quyết phù hợp trong thời gian ngắn. Thì các thiệt hại liên quan sẽ được giảm bớt đáng kể.

Xử lý khủng hoảng truyền thông giáo dục như thế nào mới hiệu quả?

Đối diện vào thực tế, nói không với trốn tránh

Đặc biệt, đừng bao giờ im lặng khi xảy ra khủng hoảng truyền thông. Vì điều này chỉ khiến cơn giận dữ của cộng đồng tăng thêm. Mặt khác, trốn tránh còn khiến bạn dễ bị hiểu lầm là vô trách nhiệm, không tôn trọng người khác.

Khi ấn tượng về bạn trong mắt đối tượng mục tiêu đã xấu đi. Việc cố gắng để thay đổi hình ảnh ấy sẽ khó khăn hơn rất nhiều lần.

Giải quyết thỏa đáng, thái độ cầu thị

Hơn thế nữa, vẫn có câu “thái độ hơn trình độ”. Chính sự chân thành, hối lối, cầu thị,…sẽ xoa dịu cơn tức giận hiệu quả hơn bao giờ hết. Vì lẽ đó, quý vị nên thật bình tĩnh, tránh để cái tôi quá lớn làm ảnh hưởng tới đại cục. 

Mặt khác xét ở góc độ nào đi chăng nữa, gây ra sự phiền não cho đối tượng mục tiêu hay cộng đồng,… cũng là lỗi lớn của đơn vị giáo dục, tổ chức hay bất cứ cá nhân nào. Vì thế, việc xin lỗi, lắng nghe và tiếp thu có chọn lọc là cách xử trí tinh tế và thông minh hơn cả.

Những điều cần làm sau khủng hoảng truyền thông giáo dục 

Chiến lược quan hệ công chúng sau khủng hoảng: vô cùng cần thiết! 

Sau khi khủng hoảng lắng xuống, chúng ta có cần truyền thông không? Việc làm này sẽ thực hiện như thế nào? Có tác dụng ra sao?

Khá nhiều người cho rằng chỉ cần xử lý khủng hoảng êm đẹp là có thể vận hành các công việc trước đây như cũ. Thế nhưng, cách thông minh hơn cả phải kể tới phương án coi truyền thông như vận mệnh, mạng sống của đơn vị, tổ chức.

Như đã trình bày kể trên, chỉ có truyền thông mới giúp các thông điệp mà bạn muốn truyền tải được lan tỏa. Đồng thời nhờ thế đối tượng mục tiêu mới hiểu rõ về thế mạnh hiếm có của bạn để đi tới hành động lựa chọn bạn chứ không phải đối thủ.

Mặt khác, chủ động đưa các thông tin có lợi cho cơ quan, tổ chức cũng là cách thông minh. Mục đích để làm chìm những bài viết tiêu cực khi khủng hoảng diễn ra. Nhờ thế khi tìm kiếm, khách hàng tiềm năng của bạn sẽ chỉ đọc được các thông tin tích cực. Nó giúp chúng ta mất đi những cơ hội lớn để tăng doanh thu và lợi nhuận.

Báo cáo, thống kê các tổn thất sau khủng hoảng 

Các thống kê, báo cáo sau khủng hoảng truyền thông sẽ giúp bạn biết sự ảnh hưởng của thông tin tiêu cực tới hệ thống ở mức nào.

Nhờ thế, chúng ta càng thêm hiểu rõ hơn tính chất của khủng hoảng để có phương án đối phó kịp thời. Thực tế khá nhiều trường học cũng như các doanh nghiệp hiện nay chưa chú ý đến điều này. Một số khác cảm thấy mơ hồ không biết nên làm thế nào để có được các con số cụ thể. Cách gì để tính toán chính xác chi phí bỏ ra? Hay làm sao để biết số thất thu vì mất cơ hội từ khách hàng tiềm năng do khủng hoảng gây nên?

Nếu bạn cũng đang có vướng mắc tương tự, hãy kết nối với AZA CAN – Nguyễn Đình Bình. Các thông tin giá trị từ đội ngũ của chuyên gia hơn 15 năm kinh nghiệm sẽ không làm quý vị lãng phí thời gian vô ích đâu! 

Bài học rút ra

 Sau mỗi khủng hoảng, chúng ta đều rút ra được những điều hữu ích. Hãy cùng ngồi lại, thống kê lại những điều này để tránh tái lặp các sai lầm đã xuất hiện. Đối với ngành giáo dục, có thể thấy rằng:

  • Việc xử lý thông tin sau khủng hoảng càng sớm càng có lợi cho tổ chức, các cơ quan và trường học.
  • Mặt khác, quý vị cần minh bạch hóa, nói không với trốn tránh, thiếu trách nhiệm.
  • Thái độ cầu thị, cách xử lý thỏa đáng, tôn trọng khách hàng tiềm năng/đối tượng mục tiêu cũng như phụ huynh, học sinh,… sẽ là nền tảng giúp mọi sự cố sớm êm xuôi.
  • Sự thống nhất về thông điệp, quy trình xử lý rất quan trọng khi khủng hoảng xảy ra. Nhờ thế, quý vị tránh những khủng hoảng khác xuất hiện gây bất lợi cho chúng ta.

Luôn luôn làm mới, cải thiện hệ thống, tránh sai sót

Sự cạnh tranh đang ngày một lớn trên thị trường và đối với giáo dục cũng không ngoại lệ, nhất là đối với những trường tư. Vì lẽ đó, việc cải thiện chất lượng giáo dục và nâng cao dịch vụ. Nhờ có nhiều thay đổi hợp với xu hướng, thị hiếu của phụ huynh là vô cùng cần thiết.

Tin rằng khi bạn thật sự tốt, dịch vụ của bạn đủ chất lượng thì chúng ta sẽ có được lượng khách hàng trung thành không ít. Những người này cũng góp phần không nhỏ để mang đến thông tin trung thực, khách quan, đa chiều khi khủng hoảng xảy ra.

Vì lẽ đó, chúng ta sớm được cứu, được minh oan trong mắt các khách hàng tiềm năng khác. Điều này đôi khi còn giúp bạn có thêm lợi nhuận tốt hơn, củng cố sự uy tín của mình hiệu quả hơn nữa đấy!

Sẵn sàng chuẩn bị đón bão bất cứ lúc nào!

Cuối cùng, một tâm thế chủ động và đầy thận trọng để đón khủng hoảng luôn luôn cần thiết. Với cách này, ít nhất bạn cũng tránh được tâm lý sợ hãi, trốn tránh khiến mọi việc thêm rối rắm.

Có thể thấy, những chia sẻ kể trên nghe có vẻ rất đơn giản, dễ thực hiện. Thế nhưng, nhiều trường học vẫn không biết nên xử lý như thế nào, áp dụng ra sao để có sự chuẩn bị tốt nhất. Nó cũng tránh các thiệt hại do khủng hoảng gây ra.

Nếu bạn cũng là một trong số đó, hãy chọn cho mình một cố vấn am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực này. Đây sẽ là con đường tắt giúp quý vị tìm thấy hướng phát triển bền vững nhất cho mình đấy! 

Hãy xác định tâm thế đón khủng hoảng truyền thông bất cứ lúc nào

Mách bạn địa chỉ xử lý khủng hoảng truyền thông giáo dục chuyên nghiệp 

AZA CAN –  Nguyễn Đình Bình hiện là thương hiệu xử lý khủng hoảng truyền thông được khá nhiều người đánh gia cao.  Đứng sau đơn vị có tầm này là CEO Nguyễn Đình Bình. Sau nhiều năm tu nghiệp tại Pháp, ông hiện là thạc sĩ quản trị kinh doanh(Pre Doctor Business Administration). Tấm bằng danh giá này do Horizons University(Paris, France) cấp càng chứng tỏ năng lực, sự khác biệt của chuyên gia này.

AZACAN Nguyễn Đình Bình – chuyên gia tối ưu, marketing, thương hiệu, sản xuất phim, kinh doanh. Ông hiện tại là;

  • Cử nhân công nghệ thông tin.
  •  Cử nhân quản trị kinh doanh.
  •  Thạc sĩ quản trị kinh doanh.
  • Nghiên cứu sinh quản trị kinh doanh đại học Horizons Pháp.

 AzaCan Nguyễn Đình Bình có trên 15 năm kinh nghiệm, đã từng thực hiện các dự án:

  • Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
  •  Đại học Văn Hiến.
  •  PeaSoft Solution.
  •  Đại học Mở TP.HCM.
  •  Cao Đẳng Công nghệ thông tin.
  •  Cao đẳng Ngề LaDec, Cao đẳng Ispace.
  •  Hùng Cá / Hùng Hậu.
  • Dược phẩm Trung Ương 3.
  •  Khu du lịch Đại Nam Văn Hiến.
  •  Tổng công ty xây lắp thương mại 2.
  •  Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị Doanh nghiệp.
  •  Truyền thông Nguyễn Đình.
  •  Hóa đơn điện tử AZAVAT.
  •  Dịch vụ SEO – AZASEO.
  • Đào tạo online AZABOOK.

AZA CAN –  Nguyễn Đình Bình hiện đang phát triển mạnh hai mảng:

Đào tạo lãnh đạo xử lý khủng hoảng truyền thông 

Nếu dành thời gian tìm hiểu bạn sẽ thấy, bất cứ doanh nghiệp hay tổ chức nào, có quy mô lớn nhỏ ra sao, hoạt động lâu năm hay mới chỉ là startup cũng đều đối mặt với nguy cơ gặp khủng hoảng như nhau.

Vì thế lên kế hoạch ứng phó, hiểu rõ về tính chất của khủng hoảng truyền thông cũng như biết cách giải quyết các vấn đề êm đẹp nhất có thể vô cùng cần thiết. Nhờ vậy, chúng ta có thể tránh được các ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh và uy tín của đơn vị bấy lâu.

Mặt khác, rất có thể thông qua khủng hoảng, bạn còn có cơ hội “cưỡi cọp” để nhiều đối tượng mục tiêu biết tới, mang đến doanh thu và lợi nhuận trong tương lai đáng ngưỡng mộ hơn nữa.

Hãy đến với AZA CAN –  Nguyễn Đình Bình để sớm có được những bí quyết như kể trên. Rất nhiều doanh nghiệp đã làm thành công từ chia sẻ hay từ vị chuyên gia này. Tin rằng quý vị cũng không ngoại lệ trong số đó! 

Nhận xử lý khủng hoảng truyền thông từ a-z cho các doanh nghiệp 

Mặt khác, AZA CAN –  Nguyễn Đình Bình cùng các cộng sự của mình hiện còn tham gia trực tiếp xử lý khủng hoảng truyền thông giáo dục cũng như các lĩnh vực khác. Ông là một trong những người phát minh ra trường phái xử lý khủng hoảng ưu việt. Nhờ thế giúp bạn tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả hơn hẳn các cách làm truyền thống.

Theo đó, đội ngũ AZA CAN –  Nguyễn Đình Bình sẽ tiến hành các công việc sau để giúp doanh nghiệp bạn sớm thoát khỏi khủng hoảng:

Thứ nhất, chủ động ứng phó với khủng hoảng truyền thông 

Đối với phương án này, đội ngũ của chúng tôi sẽ nhanh chóng thiết lập các kế hoạch và lên kịch bản cho khủng hoảng.

Đồng thời, đơn vị rải các từ khóa như “lừa đảo, bóc phốt, kém chất lượng, giả mạo,…” gắn với thương hiệu về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Tuy nhiên.

Đây là các bài viết có thông tin tích cực. Mục đích nhằm đưa ra các luận điểm rõ ràng để người đọc hiểu hơn về công ty.

Vì lẽ đó, ngay cả khi khủng hoảng xảy ra, người đọc tìm kiếm các thông tin như “thẩm mĩ viện A lừa đảo”, “phốt công ty B” ,….trên Google cũng không tiếp cận được các bài viết xấu. Bởi hệ thống những bài viết có key như kể trên đã được SEO đứng trong top 10 Google.

Đây là cách làm trực diện, hướng tới đúng đối tượng mục tiêu và những người đang quan tâm đến khủng hoảng của bạn. Vì thế, nó vừa hiệu quả lại ít tốn kém hơn hẳn so với việc mua bài trên các trang báo hoặc bỏ một khoản tiền lớn để gỡ bài trên mạng.

Thứ hai, dập khủng hoảng khi đã xảy ra

Trong trường hợp khủng hoảng đã xảy ra, AZA CAN –  Nguyễn Đình Bình cũng nhanh chóng giúp bạn gỡ rối hiệu quả.

Bằng việc tận dụng triệt để các kỹ thuật SEO mới nhất. Hệ thống nhiều bài viết minh oan cho doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đứng trong top đầu Google.

Mặt khác, đơn vị còn tham vấn giúp bạn có được buổi họp báo, công bố thông tin rõ ràng, chính xác và minh bạch. Các bước triển khai tiếp theo để xử lý khủng hoảng truyền thông cũng sớm hoàn tất. Nó giúp quý vị tận dụng triệt để thời gian vàng để tránh xa được các rắc rối, thiệt hại lớn.

Kết luận

Mong rằng những chia sẻ vừa rồi về xử lý khủng hoảng truyền thông giáo dục sẽ giúp bạn có thêm các kiến thức giá trị.

Đừng quên gọi 0931 486 333 để có thể kết nối với AZA CAN –  Nguyễn Đình Bình ngay khi cần bạn nhé. Tin rằng các gợi mở hay cùng kiến thức chuyên sâu về khủng hoảng mà vị chuyên gia này đang nắm giữ sẽ không làm bạn thất vọng! 

Link tham khảo

https://www.finalsite.com/blog/p/~board/b/post/school-crisis-communications-plan
https://tuoitre.vn/hoc-sinh-cuoi-cung-trong-vu-cay-phuong-bat-goc-o-truong-bach-dang-xuat-vien-20200612172952715.htm
https://tuoitre.vn/quat-tran-roi-ngay-lop-hoc-hai-hoc-sinh-bi-thuong-980608.htm
https://vnexpress.net/topic/sua-diem-thi-o-hoa-binh-24681
https://ngaynay.vn/24-7/lo-dien-clip-dan-dung-chau-be-lop-1-dung-giua-troi-nang-o-hai-phong-172839.html

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Xu hướng

Copyright © 2021 AZACAN Nguyễn Đình Bình