Khủng hoảng truyền thông

Xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk 2019: lối thoát nào để vượt bão tố?

Published

on

Xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk là một case study thú vị được nhiều người bàn tới. Chỉ riêng trong năm 2019, hãng này liên tiếp nhận những cú đòn “trời giáng”. Cụ là họ vừa phải đối mặt với thông tin sữa học đường không đảm bảo tiêu chuẩn.

Song song với đó, trên mạng xuất hiện các tài liệu cho rằng Vinamilk sử dụng nguyên liệu kém chất lượng để sản xuất sữa. Chính những điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh mà nhãn hiệu đã xây dựng bấy lâu. 

Vậy trong trường hợp này, Vinamilk đã làm gì? Họ xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào? Còn mặt nào chưa thỏa đáng?

Hơn thế nữa, qua ví dụ về xử lý khủng hoảng truyền thông này, chúng ta rút ra được bài học gì để ứng dụng vào thực tế khi cần? Tất cả những chia sẻ của AZA CAN – Nguyễn Đình Bình sau đây là những gợi mở giá trị rất đáng để quý vị dành thời gian nghiền ngẫm chuyên sâu.

Đôi nét về Vinamilk 

Thành lập vào ngày 20/8/1976, Vinamilk có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Hiện đơn vị này có mã chứng khoán là HOSE: VNM. Đây là một trong những thương hiệu lớn chuyên sản xuất sữa. Đồng thời họ kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa.

Đồng thời Vinamilk còn cung cấp các thiết bị, máy móc cho ngành sữa tại Việt Nam. Thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc. Đơn vị kể trên là công ty lớn thứ 15 ở nước ta(nguồn tại đây).

 Có tuổi đời hơn 40 năm, Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa. Hệ thống hiện chiếm lĩnh 54,5% thị phần sữa nước. Sản phẩm của hãng còn được xuất khẩu đến hơn 200 quốc gia trên thế giới. 

Năm 2016, theo xếp hạng của Tạp chí Campaign Asia-Pacific (dựa theo AC Nielsen. Vinamilk đứng thứ 4 trong số  1.000 thương hiệu hàng đầu Châu Á. Thế nhưng,  “thuyền càng to, sóng càng lớn”. Đơn vị này cũng nhiều lần đối mặt với khủng hoảng truyền thông.

Trong khuôn khổ bài viết này, AZA CAN – Nguyễn Đình Bình sẽ chia sẻ về hai khủng hoảng mới đây nhất xuất hiện trong năm 2019 của Vinamilk. Đây là các thông tin mang tính thời sự, rất gần gũi đối với cộng đồng.

Mặt khác, cách xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk ở hai trường hợp này cũng có khá nhiều điểm thú vị để bàn tới. Tin rằng quý vị sẽ không lãng phí thời gian vô ích với các kiến thức sau.

Vinamilk và khủng hoảng truyền thông 2019

Cung cấp hơn 250 chủng loại các sản phẩm liên quan tới sữa. Chẳng hề khó hiểu khi Vinamilk đang thâu tóm phần lớn thị phần trong nước. Nhắc tới thương hiệu này, khá nhiều người cảm thấy quen mặt, thuộc tên. Cũng chính vì thế, khi xuất hiện “vấn đề”, đúng như câu “tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn ba ngày đường”. Các thông tin trái chiều về nhãn hiệu nhanh chóng lan rộng.

Sữa học đường Vinamilk không phải sữa tươi, được chống lưng

Bối cảnh

Vào ngày 8/7/2016, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định Quyết định số 1340/QĐ-TTg phê duyệt thực hiện Chương trình Sữa học đường. Theo đó, sữa tươi được lựa chọn. Mục đích để  bổ sung cho trẻ em từ 2-12 tuổi. Vì đây là giải pháp tốt nhất để cải thiện dinh dưỡng, phát triển chiều cao của trẻ.

Cùng với nhiều nhãn hiệu lúc ấy như Nutifood, TH True milk, Thịnh Anh,…. Vinamilk tham gia đấu thầu. Với mức 6.286 đồng/hộp, loại dung tích 180ml(có đường hoặc không đường). Nhãn hiệu này đã trúng gói hợp đồng giá trị hơn 3.828 tỉ.

Nhờ nhiều chính sách ưu đãi, thế mạnh về kinh nghiệm, dây chuyền sản xuất,… cũng như mang tới mức giá tốt hơn các đơn vị cùng đấu thầu. Vinamilk được đánh giá có sức cạnh tranh tốt hơn hẳn. Vì thế nên họ dễ dàng nhận được hợp đồng giá trị lớn kể trên.

Ngoài Hà Nội, sản phẩm của Vinamilk cũng được các đơn vị thực hiện chương trình sữa học đường tại HCM, Trà Vinh, Vĩnh Long, Kon Tum,…cùng nhiều tỉnh thành khác lựa chọn.

Báo Thương hiệu Pháp luật cho rằng Vinamilk không có đối thủ xứng tầm trong chương trình đấu thầu chương trình Sữa học đường

Khủng hoảng xảy ra như thế nào?

Ngay sau khi Vinamilk trúng thầu, hàng loạt bài báo cho rằng Vinamilk đang lừa đảo xuất hiện gây hoang mang. 

Điển hình nhất phải kể tới bài viết “Để Vinamilk đưa sữa bột pha lại vào Sữa học đường là coi thường phép nước”. Bài viết đăng trên Báo Giáo dục.net.vn(xem thêm tại đây).

Vinamilk đối mặt với nhiều tin dữ từ báo chí

Bài báo kể trên cùng hàng loạt bài viết khác sau đó trên trang này gây chú ý lớn. Nó đã đẩy Vinamilk vào những tình thế bất lợi với hàng loạt thông tin chính như:

Sữa trong Chương trình Sữa học đường của Vinamilk không phải sữa tươi

 Vinamilk sử dụng sản phẩm Vinamilk ADM Gold trong Chương trình Sữa học đường là sai phạm.

Phóng viên căn cứ vào thành phần được ghi trên bao bì gồm:

  • Sữa (96%) (nước, bột sữa, chất béo sữa, sữa tươi)
  • Đường (3,8%)
  • Dầu thực vật, chất ổn định (471, 460 (i), 407, 466)
  • Hương liệu tổng hợp dùng cho thực phẩm, vitamin (PP, B1, B5, B6, A, acid folic, K1, biotin, D3, B12)
  • Khoáng chất (kẽm sulfat, kali iodid, natri selenite).

Như vậy loại kể trên của Vinamilk là sữa bột pha, không phải là sữa tươi giống như chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ.

Vinamilk cố tình tạo ra các hoạt động tiếp thị dễ gây hiểu lầm

Tận dụng điểm nhấn trong Chương trình Sữa học đường chỉ dùng sữa tươi cho trẻ. Hàng loạt mũi tên đã nhắm vào Vinamilk khi cho rằng. Họ không minh bạch mà đang điều hướng dư luận theo hướng có lợi cho mình.

Theo nhận định của Báo Giáo dục.net.vn, việc đặt tên chương trình từ thiện “Sữa học đường vì một Việt Nam vươn cao” của Vinamilk thực hiện từ năm 2006 đến 2016 dễ gây hiểu lầm. Bởi trong chương trình này, nhãn hiệu tặng sữa bột pha lại cho các tỉnh chứ không phải sữa tươi.

Phân tích của phóng viên cũng nêu rõ các thông tin “nhập nhèm” kể trên không tốt. Bởi nó dễ làm phụ huynh và chính quyền sở tại lầm tưởng sản phẩm được tặng kể trên hợp quy chuẩn. Cũng như nhiều người nghĩ sữa đã được Bộ Y tế cho phép tham gia Chương trình Sữa học đường.

Vinamilk được “chống lưng” để lũng đoạn thị trường 

Mặt khác, bài báo còn cho biết, trước thời điểm đấu thầu Chương trình Sữa học đường tại Hà Nội. Cụ thể vào 17/9/2018, Vinamilk đã cho ra mắt thị trường sản phẩm có tên gọi “Vinamilk ADM Gold – Học đường” là ngày 21/9/2018. Tức trước khi Hà Nội tổ chức đấu thầu Sữa học đường.

Như vậy có thể thấy, Vinamilk dường như đã được “ai đó báo trước” về Chương trình Sữa học đường. Và họ đã chuẩn bị từ rất lâu. Vì thế, ngay sát thềm sự kiện đấu thầu diễn ra. Nhãn hiệu này lập tức công bố sản phẩm có tên gọi có chữ “học đường”, dễ gây nhầm lẫn.

Đồng thời, bài bào còn nhấn mạnh tới sự xuất hiện của công văn số 5454/BYT-ATTP vào ngày 17/9/2018. Nội dung của văn bản này đề xuất bổ sung thêm các loại sữa dạng lỏng khác vào Chương trình Sữa học đường. Tức trái với Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 8/7/2016.

Nếu đề xuất này được phê duyệt, các sản phẩm của Vinamilk sẽ “rộng đường” tiến vào Chương trình Sữa học đường hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vẫn giữ nguyên ý kiến. Theo đó chiến dịch chỉ dùng sữa tươi trong chương trình này.

Từ mồi lửa do Báo Giáo dục Việt Nam châm ngòi. Rất nhiều lượt chia sẻ, bình luận, các thông tin kể trên về Vinamilk lan tỏa với tốc độ “chóng mặt”. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp.

Vậy Vinamilk đã xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào? Mời bạn đến với chia sẻ sau đây để có thêm những khám phá thú vị hơn nữa! 

Vinamilk xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào?

Có thái độ dứt khoát, xử trí kịp thời, nhanh chóng. Đặc biệt phía Vinamilk đã lập tức “phản pháo” trước các tin xấu về mình. Cụ thể”

Có phản hồi chính thức trên website sớm

Có thể thấy, việc xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk khá nhanh chóng, quyết đoán. Thay vì vòng vo và trốn tránh, nhãn hiệu có văn bản phản hồi rõ ràng minh bạch. Nội dung được đăng trên website chính thức của công ty(chi tiết xem thêm tại đây).

Vinamilk phản hồi các thông tin trái chiều trên Báo giáo dục Việt Nam tại website chính

Nhờ thế, khách hàng nói chung và nhiều độc giả quan tâm tới sự việc nhanh chóng có thêm cái nhìn khách quan, hai chiều. 

Cộng đồng ngày càng thông minh, họ không dễ bị điều hướng. Vì thế, không ít tài khoản mạng đã cho rằng. Đây chỉ là chiêu xấu của báo Giáo dục.net.vn và đối thủ tạo ra.

Gửi văn bản đến cơ quan chức năng có thẩm quyền

Ngay sau khi xuất hiện các thông tin trái chiều trên Báo giáo dục Việt Nam, phía Vinamilk lập tức gửi văn bản đến cơ quan chức năng. Mục đích khẳng định các sản phẩm dùng trong Chương trình Sữa học đường của đơn vị không sai phạm. Mặt khác nó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu chất lượng, quy định.

Đặc biệt, phía doanh nghiệp còn nêu rõ, trong các sản phẩm kể trên đã bổ sung thêm các khoáng chất cùng 14 vitamin thiết yếu. Đây là các thành phần đã được nghiên cứu lâm sàng. Thậm chí đã có bằng chứng khoa học. Các thành phần kể trên rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 2-12 tuổi.

Đồng thời, phía Vinamilk đề nghị Sở Giáo dục Hà Nội có văn bảo báo cáo các bài viết trên Báo giáo dục Việt Nam. Mục đích tránh gây hiểu lầm. Nhằm tránh làm phụ huynh, học sinh hoang mang bởi các thông tin không đúng sự thật.

CEO Vinamilk tuyên bố kiện Báo giáo dục Việt Nam

Đặc biệt, trong sáng 19-4, bà Mai Kiều Liên – tổng giám đốc Vinamilk đã tuyên bố tại Đại hội cổ đông 2019 sẽ kiện Báo giáo dục Việt Nam.

Bà Mai Kiều Liên chia sẻ với báo Tuổi Trẻ sẽ kiện Báo giáo dục Việt Nam theo đúng thủ tục dân sự

Cũng trong chia sẻ với báo Tuổi Trẻ, bà Liên nêu rõ. Quan điểm “Vinamilk không phải bị bông để ai muốn nói gì thì nói”. Bà cũng khẳng định sẽ làm sáng tỏ mọi chuyện để bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp. Mục đích tránh để những sự kiện tương tự xảy ra gây ảnh hưởng tới uy tín của công ty nói riêng.

Đặc biệt, cách xử lý của bà còn như một hồi chuông cảnh tỉnh cho những “báo bẩn”. Bởi họ lợi dụng sự cả tin của người đọc, lợi dụng truyền thông để kiếm chác. Vì thế việc đưa thông tin sai sự thật, thiếu minh bạch ảnh hưởng lớn tới cộng đồng.

Truyền thông mạnh mẽ trên mọi phương diện

Không dừng lại ở việc nhờ luật pháp, ra thông cáo báo chí cụ thể, rõ ràng. Vinamilk còn sử dụng “thế lực vô hình” chính là các bài viết từ góc độ cá nhân dàn trải ở khắp mọi mặt trận. Cụ thể từ mạng xã hội Facebook cho tới các group, trang tin.

Vinamilk xử lý truyền thông bằng cách minh bạch hóa thông tin trên mọi mặt trận

xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk Aza Can Nguyễn Đình Bình

Nhiều bài viết ở góc độ cá nhân trên các trang tin thông thường cũng xuất hiện với tần suất dày đặc

Với cách xử lý khủng hoảng thương hiệu 1 cách nhạy bén, tốc độ. Nhưng đơn vị vẫn đảm bảo có sự chuẩn bị kỹ càng. Nhờ thế Vinamilk dần lấy lại được uy tín, “minh oan” cho các sản phẩm của mình thành công. Thế nhưng, sóng gió trong năm 2019 vẫn chưa dừng lại.

Đây chính là lý do có phần tiếp theo trong chia sẻ về case study xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk 2019 sau đây!

Vinamilk vướng nghi vấn nhập nguyên liệu kém chất lượng

Bối cảnh và tin đồn Vinamilk dùng nguyên liệu kém chất lượng 

Sau khi khủng hoảng hồi đầu tháng 4 lắng xuống trong êm đẹp.Cuối tháng 11/2019, một tài khoản facebook chụp ảnh danh sách các nguyên liệu nhập khẩu của Vinamilk. Trong đó có nhiều loại bao gồm bột sữa gầy, bột sữa béo,…

Quan trọng nhất, tài khoản kể trên còn khẳng định sữa của Vinamilk không phải là sữa tươi như quảng cáo và thông tin ghi trên bao bì. 

Như lửa gặp gió, thông tin trên lan rộng khắp các trang mạng xã hội. Thậm chí có nhiều cá nhân còn chia sẻ lại bài viết từ năm 2012 về sự việc nhãn hiệu này vướng tin đồn nhập khẩu nguyên liệu kém chất lượng. 

Các bài viết từ năm 2012 được “đào xới” dễ gây hiểu nhầm cho tin thất thiệt về nguyên liệu sữa của Vinamilk trong năm 2019.

Chính các bài viết dạng này đã khiến nhiều người hiểu sai vấn đề, nhanh chóng tạo lớp “vỏ bảo vệ: cho gia đình bằng cách nói không với các sản phẩm mà hãng này cung cấp.

Không ít người chỉ nhìn tít bài, chưa tìm hiểu kỹ vội vàng từ bỏ Vinamilk vì lo ngại vấn đề an toàn

Vinamilk lên tiếng khẳng định thông tin thất thiệt

Dường như đã có kinh nghiệm trong xử lý khủng hoảng truyền thông, Vinamilk nhanh chóng lên tiếng khẳng định các tin đồn kể trên sai sự thật.

Đồng thời đại diện nhãn hiệu đưa ra bằng chứng cho thấy đơn vị nhập nguyên liệu đều có nguồn gốc/xuất xứ rõ ràng. Những sản phẩm này 100% đến từ Mỹ, Úc, New Zealand, châu Âu và Nhật Bản với công nghệ sản xuất hiện đại, đạt chuẩn theo các quy định khắt khe của cơ quan thẩm quyền.

Ngay sau đó, hàng loạt bài viết trên các báo uy tín như An Ninh Thủ Đô, Tuổi Trẻ, Dân Trí,…về thông điệp kể trên được đẩy mạnh. Sự xuất hiện dày đặc các tin chính thống, rõ ràng, cụ thể đã giúp khủng hoảng nhanh chóng được dập tắt.

Chính cách xử lý khôn ngoan của Vinamilk đã giúp khách hàng tự có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc của mình. Trong rất nhiều bình luận trên Facebook, không ít người dùng cho rằng đây chỉ là chiêu xấu của đối thủ.

Sự khách quan đến từ nhiều đối tượng khác nhau như kể trên đã giúp Vinamilk sớm gạt bỏ mối nghi ngờ của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

Nhiều người cho rằng đây là chiêu xấu của đối thủ Vinamilk bày ra

Coi khủng hoảng truyền thông như một phần tất yếu

Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng nhiều, vì thế ngay cả khi sản phẩm của bạn chất lượng, thương hiệu đã rất lớn nhưng vẫn có thể đối mặt với khủng hoảng truyền thông bất cứ lúc nào. Những tin đồn thất thiệt dễ xuất hiện từ người dùng chưa tìm hiểu kỹ thông tin.

Hoặc đó là chiêu cạnh tranh đến từ đối thủ nhằm hạ uy tín, khiến người dùng hoang mang. Vì lẽ đó, việc xác định rõ tâm thế chủ động “đón bão” sẽ giúp chúng ta có xử trí kịp thời, thông minh và mang lại kết quả tốt nhất.

Mời bạn cùng đến với chia sẻ tiếp theo để lắng nghe chuyên gia AZA CAN – Nguyễn Đình Bình nói gì về AZA CAN – Nguyễn Đình Bình AZA CAN – Nguyễn Đình Bình thú vị này. Bạn sẽ học được rất nhiều điều từ cách xử lý khủng hoảng truyền thông của Vinamilk đấy.

Biết và nắm rõ những điều này sẽ không lãng phí chút nào. Nhất là khi quý vị đang làm việc hoặc làm chủ một doanh nghiệp nào đó. Bởi chẳng ai chắc chắn rằng tương lai chúng ta không phải đối mặt với những sự việc chẳng mong muốn như kể trên.

7+ bài học hay rút ra từ cách xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk 

Nếu bạn đang làm tiểu luận xử lý khủng hoảng truyền thông hay muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về cách các ông lớn đối mặt khi doanh nghiệp có sự cố thì nên đọc ngay các chia sẻ sau đây. Rất có thể các gợi mở này sẽ giúp quý vị thêm kinh nghiệm hay khi cần đấy!

Xử lý khủng hoảng truyền thông càng sớm càng tốt

Ngay khi có tin xấu liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của mình, cách thông minh nhất mà doanh nghiệp nên làm chính là đối diện với nó. Trốn tránh, im lặng, không đưa ra các thông tin chính xác chỉ làm mọi chuyện thêm rối rắm.

Thậm chí điều này còn khiến quý vị tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng để lũng đoạn thông tin, tạo ra nhiều nội dung bất lợi cho công ty. Tìm hiểu kỹ hơn bạn sẽ thấy, bài viết đầu tiên “bóc phốt Vinamilk” trên Báo giáo dục Việt Nam được đăng tải vào ngày 2/4/2019.

Tuy được đánh giá đã xử lý khủng hoảng truyền thông khá tốt. Nhưng theo ý kiến của chuyên gia AZA CAN – Nguyễn Đình Bình. Vinamilk vẫn chưa thật sự nhạy bén. Vì thế, họ để thông tin kể trên nhiễu loạn, hàng loạt bài viết tiêu cực tương tự kể trên xuất hiện trong suốt hơn 9 ngày sau đó.

Đến ngày 11/4/2019, trên website của Vinamilk mới có thông báo chính thức. Đồng thời lúc này, công ty gửi văn bản yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ.

Mặt khác, ông Bình cũng cho rằng, cần nhìn nhận khách quan hơn, thực tế ông vẫn đánh giá cao cách Vinamilk xử lý. Nếu được làm lại, chắc rằng đội ngũ của họ sẽ còn làm tốt hơn nữa.

Rõ ràng, minh bạch, quyết đoán

Vào ngày 20/4, khi họp Hội đồng Cổ Đông công ty, bà Mai Kiều Liên tuyên bố sẽ kiện Báo giáo dục Việt Nam để bảo vệ thương hiệu. Sự rành mạch, thẳng tay này được đánh giá cao. Nó khiến cộng đồng chú ý hơn cách mà đơn vị xử lý khủng hoảng truyền thông.

Thông qua đây, nhiều người tin rằng Vinamilk không sai. Bởi nếu có khuất tất, chắc chắn họ khó có thể “mạnh miệng” tuyên chiến với cơ quan quyền lực thứ tư(Báo chí được biết đến như cơ quan quyền lực thứ 4 chỉ sau quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, xem thêm tại đây).

Dành ngân sách xứng đáng cho hoạt động quảng cáo, truyền thông

Phải nói rằng, việc sử dụng truyền thông để “đánh lại” các tin  thất thiệt, đính chính thông tin, “minh oan” cho mình của Vinamilk rất thành công. Theo Báo cáo Tài chính hợp nhất năm trước đó(năm 2017), nhãn hiệu này cho biết mỗi ngày dành tới 25 tỷ đồng cho quảng cáo, khuyến mãi(xem thêm tại đây). Số kể trên mới chỉ là hoạt động quảng cáo và khuyến mãi đánh trực diện vào khách hàng tiềm năng. 

Tuy chưa từng công bố nhưng có thể thấy các thông tin về Vinamilk dày đặc trên báo đài hiện nay đủ hiểu. Họ bỏ ra một khoản không nhỏ cho hoạt động này. Nhờ thế, khi khủng hoảng truyền thông xảy ra, việc kết nối với các báo đài khác để có tiếng nói chính thức, nhất quán, rõ ràng,… trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Mỗi ngày Vinamilk chi tới 25 tỷ đồng chỉ cho hoạt động quảng cáo, khuyến mãi

“Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”

Song song với những bài báo chính thống, có thể thấy xuất hiện trên mạng xã hội, các group đa dạng nhiều lĩnh vực, forum,…có không ít bài viết bênh vực Vinamilk.

Đứng ở tư cách người dùng, tư cách cá nhân, tư cách chuyên gia,…Những đối tượng này góp phần không nhỏ tạo ra sự đa dạng, khách quan khi khủng hoảng ập tới. Trong số các bài viết đó, chắc chắn có những chia sẻ thật lòng, tự nguyện được chiêm nghiệm từ thực tế của một vài cá nhân nào đó.

Tuy nhiên, để xuất hiện đúng thời điểm, rất nhanh sau khi tin xấu của Vinamilk bị lan truyền thì cần bàn tay vô hình tác động. Nhiều đồn đoán cho rằng, doanh nghiệp kể trên đã tự tạo ra những “bong bóng thông tin” tưởng chừng khách quan để xử lý khủng hoảng tốt hơn.

Theo bạn, Vinamilk có làm việc này không? Việc tạo ra các bài PR nói tốt cho doanh nghiệp không hề hiếm. Vì thế, ngay cả khi nhãn hiệu kể trên sử dụng chiêu thức này khi tình huống xấu xảy tới cũng là hoàn toàn dễ hiểu.

Trong rất nhiều phân tích về cách xử lý khủng hoảng truyền thông của Vinamilk. Nhiều người cho rằng công ty đã rất “cao tay” khi sẵn sàng “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Họ không đáp trả trong cơn giận dữ. Nhưng lại rất khéo léo tìm cách xử lý phù hợp để chặn mọi ngả đường của những tin xấu gây hại cho thương hiệu.

Luôn chuẩn bị sẵn kịch bản khủng hoảng truyền thông 

Việc đón nhận khủng hoảng truyền thông với tâm thế chủ động vô cùng quan trọng. Nhờ thế chúng ta sớm đưa ra cách xử lý nhanh nhất để tránh hậu quả của tin xấu lan rộng. Nó ảnh hưởng trầm trọng hơn đến uy tín, hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp.

Với kinh nghiệm hơn 40 năm hoạt động thực tế, Vinamilk càng hiểu rõ hơn sự khốc liệt của thương trường. Vì thế, song song với việc phát triển công nghệ, cải thiện chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn. Họ cũng dành không ít nhân lực, vật lực để truyền thông.

Nói rõ hơn, có chiến lược truyền thông thông minh, xuyên suốt chính là sự chuẩn bị tốt nhất giúp doanh nghiệp dập tin xấu khi xuất hiện. 

Với những gì Vinamilk đã làm, bạn càng thấy đây là ví dụ khủng hoảng truyền thông rất đáng để nghiên cứu chuyên sâu.

Tin rằng, cụ thể hơn nữa, công ty còn có những kịch bản được vạch sẵn, một đội ngũ đủ am hiểu về tình hình. Việc có đội sở hữu chuyên môn vững vàng để đối mặt với bão khi xảy ra sẽ mang lại hiệu quả hơn.

Linh động giải quyết sự cố, tránh máy móc

Từ cách Vinamilk làm truyền thông cũng như xử lý khủng hoảng. Chúng ta học được rất nhiều chiêm nghiệm giá trị. Thế nhưng sẽ là sai lầm lớn nếu quý vị máy móc ứng dụng các phương án mà đơn vị này đã thực hiện khi doanh nghiệp đối mặt với các vấn đề không mong muốn.

Có thể thấy chính nhãn hiệu kể trên cũng có những cách xử lý linh động qua hai khủng hoảng cùng trong năm 2019.

Với khủng hoảng từ Chương trình Sữa học đường do Báo giáo dục Việt Nam khơi mào. Vinamilk chọn làm tới cùng, kiện đơn vị này làm ảnh hưởng đến thương hiệu của họ với các thông tin sai lệch.

 Thế nhưng ở tin đồn trên mạng cho rằng công ty nhập nguyên liệu không chất lượng. Nhãn hiệu chỉ khẳng định doanh nghiệp đảm bảo chọn nguyên liệu chuẩn. Họ đưa ra hàng loạt các chứng cứ chứng minh điều này.

Vinamilk không chọn khởi kiện một nickname trên mạng ảo bởi có thể điều này lại châm ngòi cho mọi thứ rắc rối thêm. Chính vì thế, sau đó, câu chuyện này nhanh chóng đi vào dĩ vãng. Nó nhường chỗ cho nhiều tin hay về doanh nghiệp này.

Đầu tư bài bản để  xây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp bền vững

Đợi khủng hoảng mới xử lý chưa phải là hướng hay. Nhiều ông lớn trong đó có Vinamilk hiện nay đã nhận thức rất rõ điều này. Song song với ngân sách dành cho quảng cáo. Nhãn hiệu dường như có mặt “mọi lúc, mọi nơi” với nhiều hoạt động vì cộng đồng, xã hội.

Mới đây nhất có thể kể tới như:

  • Vinamilk ủng hộ 170.000 cho ba điểm nóng ở miền Trung chống Covid-19.
  • Các thông tin ra mắt sản phẩm mới phù hợp thị hiếu, mong đợi của người dùng.
  • Các tin về quản lý nhân sự, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp có môi trường làm việc lý tưởng tại Việt Nam,….

Với từ khóa “Vinamilk” trên trang tìm kiếm Google. Chỉ sau chưa đầy 0,27 giây  đã có tới 1.740.000 kết quả. Dường như, nhãn hiệu không đợi thời điểm, không đợi mùa mới PR, quảng cáo,… mà việc làm này diễn ra xuyên suốt trong năm.

Kết luận

Vừa rồi là các chia sẻ về cách xử lý khủng hoảng truyền thông Vinamilk. Thông qua sự phân tích của AZA CAN – Nguyễn Đình Bình. Hi vọng bạn có thêm các kiến thức hay về case study này. 

Đừng quên để lại bình luận của bạn về các cách thương hiệu này làm truyền thông dưới bài viết bạn nhé. Mặt khác, hệ thống sẽ chia sẻ nhiều case study khác liên quan. Chủ đề về khủng hoảng truyền thông của Vedan, Mì Gấu đỏ, Tân Hiệp Phát,…hãy chú ý theo dõi để có thêm các kinh nghiệm hay hơn nữa về vấn đề này bạn nhé! 

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.undp.org.vn/undpLive/digitalAssets/7884_Top200_e.pdf
  2. https://tuoitre.vn/vinamilk-trung-thau-hon-3828-ti-dong-chuong-trinh-sua-hoc-duong-20181129152843926.htm
  3. https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/de-vinamilk-dua-sua-bot-pha-lai-vao-sua-hoc-duong-la-coi-thuong-phep-nuoc-post197108.gd
  4. https://baodautu.vn/vinamilk-10-nam-tien-phong-va-dong-hanh-cung-chuong-trinh-sua-hoc-duong-vi-mot-viet-nam-vuon-cao-d74948.html
  5. https://tuoitre.vn/vinamilk-se-kien-bao-dien-tu-giao-duc-viet-nam-de-bao-ve-thuong-hieu-20190420073837012.htm
  6. http://nguoilambao.vn/quyen-luc-truyen-thong-n11394.html
  7. https://vnexpress.net/vinamilk-chi-gan-25-ty-dong-moi-ngay-cho-quang-cao-khuyen-mai-3535652.html
  8. https://tuoitre.vn/tiep-suc-tuyen-dau-chong-dich-vinamilk-ung-ho-15-ti-dong-20200409113258481.htm
  9. https://baodautu.vn/tu-2012020-sua-hoc-duong-phai-bao-dam-du-21-vi-chat-dinh-duong-d112500.html
  10. https://cuoituan.tuoitre.vn/tin/20191205/con-rat-nhieu-ban-khoan/1548726.html
  11. https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/951646/chuyen-hau-truong-cua-moi-hop-sua-hoc-duong
  12. http://www.tinkinhte.com/thuong-truong-365/kinh-doanh-360/vinamilk-moi-ngay-chi-45-ty-cho-quang-cao_t12-c011002-a6873-m7e.html

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Xu hướng

Copyright © 2021 AZACAN Nguyễn Đình Bình