Khủng hoảng truyền thông

Xử lý khủng hoảng truyền thông mì Gấu Đỏ: 5 bài học lớn không nên bỏ qua!

Published

on

Xử lý khủng hoảng truyền thông mì Gấu Đỏ cũng là một trong những ví dụ điển được nhắc nhiều. Nhất là trong các tài liệu nghiên cứu. Bắt nguồn từ một TVC quảng cáo dễ dàng lấy đi nước mắt của người xem.

Những tưởng đây là một chương trình thành công. Thế nhưng nó lại là “ngòi nổ” tạo ra một cuộc binh biến lớn đến mức nhiều chuyên gia cho rằng thương hiệu mì Gấu Đỏ đã “chết yểu” sau đó. Dù được công ty mẹ chi không ít tiền vực dậy.

Vậy khủng hoảng mì Gấu Đỏ là gì? Nội dung ra sao? Phía doanh nghiệp đã làm gì trong lúc sự cố xảy ra? Chúng ta nhận được những bài học về xử lý khủng hoảng truyền thông nào từ đây? Tất cả sẽ dần được hé lộ trong bài viết dưới đây. Mời bạn cùng tìm hiểu để có thêm kinh nghiệm khi khủng hoảng truyền thông ập tới.

Đôi nét về mì Gấu Đỏ 

Tiên phong trong lĩnh vực mì ăn liền

Mì Gấu Đỏ là sản phẩm thuộc công ty CP Thực phẩm Á Châu (Asia Foods) được thành lập vào năm 1990. Bắt đầu với nhà máy Mì ăn liền ViFood tại Quận Gò Vấp, TP.HCM. Đơn vị này hiện là nhà cung cấp các sản phẩm ăn liền, nổi bật nhất phải kể tới mì gói.

Nắm rõ thị hiếu của người Việt kết hợp công nghệ hiện đại, máy móc trang thiết bị mới, Asia Foods nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong nước. Họ liên tục mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng nhà máy tại nhiều nơi. Lớn nhất phải kể tới nhà máy đặt tại ấp Đồng An, xã Bình Hòa, huyện Thuận An,…thuộc tỉnh Bình Dương.

Đặc biệt, năm 1997, các sản phẩm của doanh nghiệp này có mặt ở nhiều nước trên thế giới như Nga, Ukraine, Đức, New Zealand….Không dừng lại ở đó, đây cũng là đơn vị cung cấp mì gói lớn nhất Campuchia. Hiện thương hiệu kể trên chiếm hơn 50% thị phần.

Thừa thắng xông lên, năm 2003, Asia Foods đầu tư mạnh để xây dựng nhà máy An Phú(Thuận An, tỉnh Bình Dương.). Với công suất 1.248.000.000 gói/năm cùng dây chuyền hiện đại. Đơn vị này tiếp tục xuất khẩu sản phẩm sang Czech, Slovak, Hungary, Samoa, Ba Lan,(xem thêm tại đây). 

Asia Foods thành lập năm 1990, là thương hiệu đứng sau mì Gấu Đỏ

Sở hữu hàng loạt nhãn hàng có tiếng

Ngoài mì Gấu Đỏ, Asia Foods còn là “cha đẻ” của Mì Trứng Vàng, mì Xuất Khẩu, Mì Mộc Việt, mì ly Gấu đỏ Vip,…Các sản phẩm như Cháo Gấu Đỏ, Cháo dinh dưỡng nước cốt xương, Phở Gấu đỏ, Hủ tiếu Gấu đỏ,…cũng thuộc đơn vị này.

Nói như vậy để thấy rằng, với nền tảng vững chắc và kinh nghiệm có tầm của Asia Foods. Việc sản phẩm mì Gấu Đỏ nhanh chóng được thị trường biết đến là điều hoàn toàn dễ hiểu. Lẽ ra, doanh nghiệp này sẽ còn gặt hái được nhiều thành công hơn nữa với sản phẩm kể trên.

Thế nhưng, khủng hoảng truyền thông ập đến đã khiến họ “trở tay không kịp”. Mời bạn cùng đến với chia sẻ tiếp theo để hiểu rõ hơn về những nhận định vừa rồi.

Sáng tạo, cảm xúc nhưng quảng cáo mì Gấu Đỏ lại trở thành khủng hoảng, vì sao?

Trước khi khủng hoảng diễn ra, Asia Foods được biết tới là một trong ba ông lớn thâu tóm thị trường mì ăn liền Việt. Đây là số liệu nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, (xem thêm tại đây). 

Cùng với mì Trứng Vàng, mì Gấu Đỏ kết hợp với chiến dịch chi mạnh tới 150 tỷ cho quảng cáo. Vì thế Asia Foods sớm cạnh tranh mạnh mẽ với Acecook, Masan. Các thương hiệu kể trên vốn là những doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm lâu năm. Họ có tiềm lực mạnh trong ngành hành này.

Bối cảnh

Quảng cáo về bệnh nhân ung thư

Để tạo đà cho sản phẩm được thị trường đón nhận nồng nhiệt hơn, Asia Foods đầu tư mạnh mẽ vào quảng cáo. TVC mì Gấu Đỏ gắn kết yêu thương (xem thêm tại đây). Sản phẩm này nhanh chóng được biết đến là vì thế. 

Chỉ vỏn vẹn chưa đầy 50s nhưng quảng cáo mì Gấu Đỏ gắn kết yêu thương đã lấy đi nước mắt của không ít người. Đoạn TVC lấy bối cảnh trong bệnh viện. Học đặc biệt ấn tượng với hình ảnh bé Tuấn bị ung thư sẽ xuất viện vào ngày mai.

Cậu bé có đôi mắt trong sáng, nụ cười ngây thơ không vướng bận cùng cái đầu trọc đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Kết hợp với lời bình ấm áp. Nội dung nhân văn nói về những mảnh đời trẻ nhỏ bất hạnh. Các bé không có đủ chi phí chữa trị nên phải dừng điều trị càng khiến người xem phải suy nghĩ.

Cuối TVC quảng cáo, Asia Foods đưa ra thông điệp “Thêm một gói mì Gấu Đỏ là thêm một hi vọng cho những trẻ em nghèo như Tuấn có cơ hội được chữa bệnh. Hãy cùng Gấu đỏ gắn kết yêu thương!”. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp lựa chọn hình thức làm từ thiện. Mục đích để quảng cáo cho sản phẩm của mình sinh lời như ý.

Dự kiến thu được 12 tỷ đồng sau chiến dịch

Cũng theo đó, Asia Foods sẽ trích 10đ/gói mì Gấu Đỏ vào Quỹ Bảo Trợ Trẻ Em Việt Nam. Mục đích nhằm cứu những trẻ bị bệnh hiểm nghèo. Chương trình cũng hướng tới các gia đình quá khó khăn không đủ điều kiện chữa trị.

Ban truyền thông của doanh nghiệp cũng công khai kết quả. Dự kiến sẽ thu được khoảng 12 tỷ đồng sau một năm chương trình thực hiện(03/ 2012 đến 02/ 2013). 

Chính điều này đã khiến khán giả rất có thiện cảm với nhãn hàng này. Thậm chí một số khách hàng cho biết, sau khi xem xong quảng cáo. Họ có ý định chuyển sang dùng mì Gấu Đỏ. Những người này mong đợi có thể phần nào giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như Tuấn.

Rất nhiều người có cái nhìn thiện cảm với TVC quảng cáo mì Gấu Đỏ

 Giữa lúc đang “xuôi chèo mát mái”, nhận được sự đồng cảm của nhiều khách hàng sau TVC quảng cáo. Thì khủng hoảng truyền thông ập tới khiến Asia Foods trở tay không kịp. Mời bạn cùng đến với thông tin tiếp theo để hiểu rõ hơn diễn biến của sự việc.

Khủng hoảng truyền thông mì Gấu Đỏ diễn ra như thế nào?

Cũng giống như rất nhiều cuộc khủng hoảng khác, Asia Foods nhận ngay “combo” hai vấn đề lớn. Họ bị người tiêu dùng và truyền thông đánh mạnh vì cho rằng:

Nhà cung cấp đã lừa dối khách hàng khi nhân vật trong TVC không bị ung thư

Khi xem TVC quảng cáo, tin rằng rất nhiều người hiểu Tuấn bị ung thư và thêm cảm động với câu chuyện của bé. Một đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi chơi lại phải đối mặt với những cơn đau dai dẳng. Em phải ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà,…Thử hỏi nếu là con bạn, sao có thể không xót xa?

Có thể nói, đơn vị làm quảng cáo cho mì Gấu Đỏ đã rất thành công. Họ đã chạm vào xúc cảm, lòng trắc ẩn của khán giả. Thế nhưng, càng vì thế, khi phát hiện Tuấn chỉ là diễn viên đóng thế. Em không bị ung thư, nhiều người có phản ứng rất gay gắt.

Họ cho rằng đây là hành động đánh lừa khán giả, không tôn trọng khách hàng. Sự việc càng thêm trầm trọng khi có hàng loạt bài báo trên các kênh uy tín mổ xẻ TVC quảng cáo của Asia Foods. Tiếc rằng thay vì bênh vực, các thông tin trong những bài viết này lại rất tiêu cực. Nó mang tới sự bất lợi cho doanh nghiệp.

Nhiều bài báo xuất hiện với thông tin tiêu cực, bất lợi cho Asia Foods ngay khi khủng hoảng truyền thông xảy ra

Song song với đó, các bài viết còn mổ xẻ, mở rộng các vấn đề khác của Asia Foods 

Lừa gạt khách hàng lần 2 khi số tiền đóng góp không mấy giá trị

Ngay sau đó, làn sóng tẩy chay mì Gấu Đỏ ngày càng lớn. Hơn thế nữa, Asia Foods còn đối mặt với khủng hoảng liên hoàn. Nhất là khi người tiêu dùng tính ra số tiền đóng góp từ thiện không mang đến giá trị lớn như doanh nghiệp này dự kiến.

Theo đó, bài viết “Phải mất 3 năm ăn 1.000 gói mì Gấu đỏ để góp cho trẻ em 10.000 đồng” được nhiều người ủng hộ. Họ nhận ra rằng, phải mất ba năm mới có thể đóng góp 10.000đ cho trẻ em. Trường hợp muốn từ thiện 100.000đ bằng cách này.

Bạn cần ăn mì Gấu Đỏ liên tục trong vòng 30 năm. Nếu muốn đóng góp 1 triệu đồng. Bạn cần dùng sản phẩm trong vòng 300 năm tiếp theo.

Như vậy để có 12 tỷ như Asia Foods dự kiến trao cho Quỹ Bảo Trợ Trẻ Em Việt Nam thì cần không biết bao nhiêu triệu gói mì được tiêu thụ.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc Asia Foods là bên có lợi hơn cả. Dường như tình cảm, sự đóng góp của người tiêu dùng đã bị xem nhẹ. Từ một TVC quảng cáo những tưởng rất thành công. Bỗng chốc Asia Foods phải đối mặt với cuộc khủng hoảng truyền thông trầm trọng.

Từ một TVC lừa dối, mì Gấu Đỏ bị  người tiêu dùng tẩy chay

Mì Gấu Đỏ kêu gọi từ thiện không đúng chức năng

Đặc biệt, ý kiến của các luật sư, chuyên gia về sự kiện quảng cáo của mì Gấu Đỏ còn cho thấy. Doanh nghiệp này kêu gọi từ thiện không đúng chức năng. Theo điều 2 của nghị định số 64/2008/NĐ-CP chỉ các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương,… mới có quyền kêu gọi, vận động làm từ thiện.

Vì thế, vì Asia Foods nói chung và mì Gấu Đỏ nói riêng kêu gọi đóng góp cho trẻ em nghèo như trong quảng cáo là không đúng chức năng. Có thể thấy, việc động chạm tới những vấn đề nhạy cảm như tình thương, lòng trắc ẩn,….để bán hàng đã khiến doanh nghiệp này phải hứng chịu những đòn đau từ phía dư luận.

 Hơn thế nữa, chính cách xử lý khủng hoảng truyền thông mì Gấu Đỏ của doanh nghiệp này càng khiến mọi chuyện thêm rắc rối. Hãy cùng đến với chia sẻ tiếp theo để nắm rõ hơn về diễn tiến của khủng hoảng này bạn nhé! 

Lừa đảo người tiêu dùng về chất lượng 

Từ khủng hoảng truyền thông mì Gấu Đỏ với TVC quảng cáo kể trên, Asia Foods còn bị báo chí phanh phui ra rất nhiều thông tin tiêu cực. Trong đó phải kể tới cam kết “3 không” của công ty này. Theo đó, trên bao bì các sản phẩm của Asia Foods, cụ thể là mì Gấu Yêu được in dòng chữ nổi bật với nội dung: “Không sử dụng chất bảo quản – Không sử dụng phẩm màu – Không sử dụng chất điều vị (tạo ngọt)”.

 Thế nhưng khi soi bảng thành phần của bao bì dòng này. Người ta dễ nhận thấy có các chất bảo quản dùng trong hải sản, thịt gia cầm, thức ăn chăn nuôi như Phosphate (451i, 452i) và Sodium Polyphosphate. Chất này thường được dùng để thay thế hàn the khi sản xuất thực phẩm.

Mặt khác, nhiều bài viết còn chỉ rõ, theo Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ Y tế quy định. Hai chất kể trên được ghi rõ trong danh mục có chức năng bảo quản, điều vị, ổn định thực phẩm. Vậy chẳng phải Asia Foods đang lừa dối khách hàng, nói một đằng, làm một nẻo?, (xem thêm tại đây).

Asia Foods đã làm gì khi khủng hoảng truyền thông ập tới? 

 Khác với nhiều doanh nghiệp từng lấy ví dụ khi khủng hoảng truyền thông ập tới, ở trường hợp của scandal mì Gấu Đỏ. Không thể trách doanh nghiệp chưa chủ động, thiếu chuyên nghiệp. Ngay khi bị phản ứng, đại diện của nhãn hàng này đã lên tiếng giải thích.

Theo đó, người này cho biết đơn vị dùng diễn viên đóng thế. Vì sức khỏe của những bệnh nhi ung thư rất yếu. Phía các bác sĩ chuyên môn cũng như bản thân doanh nghiệp không tự cho phép mình làm điều này với trẻ.

Hơn thế nữa, đoạn cuối TVC quảng cáo cũng có dòng chữ “hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa”. Nghĩa là Asia Foods đã thông báo nhân vật trên không có thật, chỉ là diễn. Thế nhưng vì sao cộng đồng không chấp nhận lời giải thích kể trên?

Thậm chí nhiều chuyên gia còn cho rằng, cách Asia Foods xử lý khủng hoảng truyền thông mì Gấu Đỏ giống như “thêm dầu vào lửa”. Bởi căng thẳng không giảm bớt.

Thay vào đó, cộng đồng càng phẫn nộ hơn. Họ chưa cảm thấy được thỏa mãn trước những gì phía doanh nghiệp làm.

Vậy nguyên nhân nào đã dẫn tới tình trạng này? Mời bạn cùng đến với mổ xẻ sau đây để hiểu vấn đề sâu rộng hơn nữa.

Xử lý hời hợt khiến khách hàng hiểu rằng phía nhãn hàng mì Gấu Đỏ chưa thật sự thiện chí nhận sai

Lý giải nguyên nhân gây khủng hoảng truyền thông mì Gấu Đỏ 

Nếu bạn đang băn khoăn chưa rõ vì sao chương trình quảng cáo của mì Gấu Đỏ hay đến thế. Nhưng lại không mang đến những tác động tích cực cho nhãn hàng cũng như củng cố lợi nhuận của Công ty CP Thực phẩm Á Châu thì bạn nên đọc ngay các lý giải sau đây:

Thứ nhất, Asia Foods xây dựng TVC quảng cáo dễ gây hiểu lầm

Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới khủng hoảng truyền thông mì Gấu Đỏ phải kể đến chính là vì. Phía doanh nghiệp đã sử dụng hình ảnh, nội dung dễ gây hiểu lầm. Có lẽ thật thiếu công bằng đối với đơn vị làm quảng cáo cho nhãn hàng này.

Bởi lẽ, nếu xét về góc độ truyền thông, họ đã rất thành công bởi chỉ chưa đầy 30s. Rất nhiều người đã phải rơi nước mắt, cảm động với những gì diễn ra trên màn ảnh. Thế nhưng, khi đưa vào thực tế, dù nói gì đi nữa. Cộng đồng đã không chấp nhận được chuyện nhân vật Tuấn là một diễn viên, không hề có thật.

Sự chân thực với những cái tên như bác sĩ Quang, y tá Mai, và Tuấn,…khiến rất nhiều người lầm tưởng đây là một nhân vật có thật. Thậm chí từng có người muốn liên hệ với chương trình để được gặp Tuấn, hỗ trợ em tốt hơn.

Tình yêu thương quá lớn dành cho nhân vật trong TVC bỗng dưng trở thành mũi tên, mồi lửa đầy giận dữ. Nó hướng về mì Gấu Đỏ khi những người này phát hiện ra đó không phải sự thật.

Thứ hai, giải thích thiếu thiện chí, chưa đủ chân thành

Hơn thế nữa, phía Asia Foods đã có lời giải thích với báo chí và cộng đồng. Những chia sẻ từ người đại diện của doanh nghiệp này hoàn toàn dễ hiểu. Nó hoàn toàn có thể chấp nhận được. Thế nhưng dường như khán giả vẫn không thỏa lòng và thông cảm.

Dễ nhận thấy, giống như việc marketing để biến một khách hàng tiềm năng thành một khách hàng trung thành không hề dễ. Trong đó, việc truyền thông để lặp lại thông điệp nhiều lần. Cũng như giúp đối tượng mục tiêu hiểu rõ hơn những gì bạn cần truyền đạt vô cùng quan trọng.

Với tình trạng này, dường như phía Asia Foods đã quên mất điều kể trên. Vì thế, họ chỉ nói một lần rồi thôi. Họ không có thêm các hành động cụ thể khác. Đặc biệt, khán giả vẫn mong chờ một câu xin lỗi chân thành.

Bởi dù là vô tình hay hữu ý, những gì diễn ra trên TVC quảng cáo của mì Gấu Đỏ đã khiến họ hiểu lầm. Thậm chí họ phải khóc, đau khổ cảm thương cho nhân vật. Điều này cũng rất dễ hiểu, chắc rằng không ít cá nhân sẽ có cảm giác mình bị mang ra làm trò đùa. Nhất là khi biết rằng bản thân đã rơi nước mắt cho một câu chuyện mang tính chất lừa dối.

Thứ ba, quan hệ với báo chí chưa tốt

Dễ nhận thấy, báo chí có vai trò rất quan trọng khi xảy ra khủng hoảng truyền thông. Họ là những người đưa tin công tâm. Những đơn vị này giúp độc giả có được cái nhìn đa chiều. Thế nhưng ở trường hợp mì Gấu Đỏ, dường như rất nhiều bài viết trái chiều, tiêu cực liên tục xuất hiện.

Không hẳn vì các nhà báo, những đơn vị làm truyền thông có cái nhìn ác cảm, bất công với Asia Foods. Mặt khác, chính vì quan hệ báo chí chưa tốt, phía doanh nghiệp chưa tìm được cách để truyền thông điệp hiệu quả với đối tượng này. Nó đã khiến mọi chuyện thêm tệ.

Báo chí sẽ giúp bạn truyền thông điệp đến đối tượng mục tiêu tốt hơn

Sự im lặng và xử lý hời hợt của Asia Foods càng khiến nhà báo muốn xới tung tất cả. Họ muốn tìm lại sự công bằng cho người tiêu dùng. Họ muốn cho doanh nghiệp một “bài học để mở mắt” đừng coi thường người khác cũng như truyền thông.

Vì lẽ đó, nếu bạn đang kinh doanh hay hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào. Nếu như muốn làm lớn, đừng bao giờ chủ quan với báo chí. Họ sẽ là những người giúp chúng ta “mọc cánh”. Họ sẽ giúp bạn tạo uy tín và xây dựng hình ảnh thương hiệu,…tốt hơn trong mắt khách hàng tiềm năng của bạn đấy!

Mặt khác những người này cũng giúp chúng ta gỡ rối, sớm thoát khỏi khủng hoảng nhanh chóng, tiết kiệm công sức, nhân lực và vật lực để xử lý sự cố đáng kể.

Thứ tư, chậm trễ trong xử lý khủng hoảng truyền thông mì Gấu Đỏ 

Xâu chuỗi lại các nguyên nhân kể trên càng thấy rõ, mì Gấu Đỏ đã chậm trễ khi xử lý khủng hoảng truyền thông. Có lẽ, họ cho rằng mình đúng nên không cần làm gì, sự thật sẽ sớm sáng tỏ. Chính điều này đã gây ra hệ lụy khủng khiếp khi số phận mì Gấu Đỏ trở nên long đong, ít có chỗ đứng, hứng chịu cái nhìn đầy ác cảm từ phía người tiêu dùng.

Thậm chí, đến nay đã 8 năm sau khủng hoảng nhưng mì Gấu Đỏ vẫn được nhắc tới hình ảnh không mấy thiện cảm. Thậm chí, đối với nhiều doanh nghiệp, họ cho rằng đây là sự cố mà chỉ cần nghĩ tới đã đủ rùng mình chứ chưa nói đến việc trực tiếp giải quyết nó.

Thông qua cách xử lý khủng hoảng truyền thông mì Gấu Đỏ kể trên, bạn rút ra được những bài học gì? Hãy cùng AZA CAN – Nguyễn Đình Bình đến với chia sẻ tiếp theo để tìm ra lời giải đáp thỏa đáng bạn nhé! 

5+ bài học rút ra từ cách xử lý khủng hoảng truyền thông mì Gấu Đỏ 

Mỗi khủng hoảng truyền thông trong thực tế đều là bài học đáng giá mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên lưu tâm. Nhờ thế, bạn có thể tránh xa những hệ lụy đáng tiếc, sớm thoát khỏi sự mệt mỏi do những vấn đề ngoài ý muốn gây ra.

Theo AZA CAN – Nguyễn Đình Bình- một trong những chuyên gia hàng đầu về xử lý khủng hoảng cho rằng, sau sự kiện của mì Gấu Đỏ, chúng ta có thể nhận thấy không ít bài học đáng giá. Cụ thể:

Thứ nhất, cần chủ động xây dựng kịch bản khủng hoảng

Nếu như Asia Foods đã có kịch bản sẵn từ trước đó, tin rằng khi khủng hoảng truyền thông diễn ra, họ sẽ không lúng túng và xử lý mờ nhạt như vậy. 

Trong nhiều trường hợp khác, việc xây dựng chiến lược quản trị khủng hoảng truyền thông rất quan trọng. Bạn nên vẽ ra các tình huống, xem xét những nguy cơ có thể xảy ra gây hại cho doanh nghiệp. Mỗi kịch bản đều có nhiều phương án được nói tới. Tin rằng với cách này, chúng ta sẽ sớm có phương án xử trí thông minh để tổn thất về doanh thu cũng như lợi nhuận và uy tín ở mức thấp nhất.

Xây dựng sẵn kịch bản xử lý khủng hoảng truyền thông rất quan trọng

Thứ hai, luôn có mối quan hệ tốt đẹp với báo chí

Bạn thấy đấy, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt. Một nghiên cứu truyền thông mới đây cho hay, trung bình mỗi người tiếp nhận từ 50-100 thông tin theo hướng thụ động, chủ động mỗi ngày. Với số lượng lớn kể trên, nếu chúng ta không tìm cách truyền thông, lặp lại hình ảnh và thông điệp của doanh nghiệp thì đối tượng mục tiêu sẽ nhanh chóng lãng quên.

Vì lẽ đó, kết nối với báo chí, xây dựng hệ thống các bài viết với nhiều thông tin đa chiều, phô diễn các thế mạnh hiếm có của thế mạnh hiếm có rất cần thiết. Kết hợp cùng chiến lược SEO Google thật thông minh để chiếm vị trí tốt trên trang tìm kiếm này, bạn sẽ có lợi thế đáng kể khi khủng hoảng xảy ra.

Bởi lẽ các bài viết tốt ngập tràn trên mạng sẽ khiến những thông tin xấu khi xuất hiện không có chỗ đứng. Cũng nhờ thế, khách hàng tiềm năng của bạn sớm yên tâm hơn về chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khủng hoảng mau chóng qua đi.

Thứ ba, nói không với gian dối, kém trung thực

Dù là đời sống thực hay kinh doanh, buôn bán, trao đổi kiến thức,…thì sự thành thật luôn mang tới giá trị lớn. Ngược lại, “một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Sự giả dối có thể khiến những nỗ lực trước đó của bạn đổ xuống sông xuống bể.

Do đó, hãy thẳng thắn, thành thật để tránh những hệ lụy đáng sợ như mì Gấu Đỏ đã phải đối mặt. Trước khi lên bất cứ chiến lược truyền thông, câu view nào, quý vị cũng nên nhớ rõ điều này. Vì thế, chúng ta tránh xa được các rắc rối không đáng có khiến sinh mệnh của một nhãn hàng thay đổi bất ngờ, khó tưởng tượng.

Thứ tư, thái độ hơn trình độ

Đúng với câu “khách hàng là thượng đế”, bởi có khách hàng thì doanh nghiệp mới tồn tại, bạn mới có doanh thu và phát triển bền vững. Do vậy, để thượng đế phiền lòng nghĩa là chúng ta đã mắc sai lầm.

Trong nhiều trường hợp, sự thành khẩn, thái độ hối lỗi, nhận ra cái sai của doanh nghiệp sẽ khiến người tiêu dùng dễ chấp nhận những gì họ đã gây ra hơn cả. Ở câu chuyện của mì Gấu Đỏ có thể thấy, phía đại diện nhãn hàng đã chưa thật sự linh động trong vấn đề này.

Thậm chí, Asia Foods không tổ chức họp báo, không lời xin lỗi chính thức nào đối với người tiêu dùng. Chính yếu tố kể trên đã đẩy sự khúc mắc, tẩy chay đi đến đỉnh điểm. Tin rằng sau khủng hoảng, doanh số mà nhãn hàng thu lại sẽ giảm đáng kể.

Chưa nói tới việc Asia Foods mất đi sức cạnh tranh lớn, ngôi vị ông lớn thứ ba trong thị trường mì ăn liền nội địa cũng lung lay, bị đơn vị khác giành mất.

Thứ năm, đừng chậm trễ, dù chỉ là một phút!

Đặc biệt, mỗi phút giây trôi qua khi khủng hoảng xuất hiện, doanh nghiệp sẽ thiệt hại không biết bao nhiêu lợi nhuận và uy tín. Bởi lẽ những khách hàng tiềm năng của bạn sẽ tự động rời xa chúng ta ngay cả khi chưa kịp thưởng thức, tiếp cận các thế mạnh hiếm có mà sản phẩm của bạn đang sở hữu.

Những lời đồn, những tin xấu chính là con dao vô hình giết chết cơ hội phát triển của doanh nghiệp nói chung, sản phẩm nói riêng. Vì thế, một mặt quý vị cần sớm đưa ra quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông chuyên nghiệp, tránh nôn nóng, chưa nhất quán, thiếu sâu sắc.

Mặt khác, bạn cần tận dụng triệt để thời gian nhằm giải quyết khủng hoảng trong thời gian ngắn nhất. Nhờ thế, chúng ta có thể kiểm soát tốt hơn các tin xấu, mang về những cải thiện đáng mừng ngay sau khi sự cố xảy ra.

Kết luận

Vừa rồi là những chia sẻ từ AZA CAN – Nguyễn Đình Bình- một trong những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý khủng hoảng truyền thông. Hi vọng các thông tin bổ ích kể trên sẽ giúp quý vị có thêm góc nhìn mới, kinh nghiệm hay để giải quyết vấn đề của mình.

Đừng quên kết nối với AZA CAN – Nguyễn Đình Bình theo số 0931 486 333 để có thêm các tư vấn giá trị hơn bạn nhé. Hơn 15 năm cống hiến, ông hiện được nhiều trường đại học nổi tiếng như đại học Mở, đại học Văn Hiến, Cao đẳng Ispace, Cao đẳng Ladec,…mời giảng dạy.

Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực thẩm mỹ, giáo dục, công nghệ thông tin,…hiện cũng kết nối chặt chẽ với AZA CAN – Nguyễn Đình Bình. Nhờ cố vấn chuyên sâu, những kiến thức hay về truyền thông cùng sự cọ xát thực tế với hàng trăm dự án lớn nhỏ, vị chuyên gia này đã gỡ rối thành công cho không ít đơn vị.

Hiện tại, AZA CAN – Nguyễn Đình Bình đang trực tiếp tham gia giảng dạy cho các lãnh đạo doanh nghiệp. Nội dung về cách quản lý khủng hoảng truyền thông. Mặt khác, ông cùng các cộng sự tâm huyết, có chuyên môn sâu. Nhất là về lĩnh vực phát triển mảng tư vấn giải quyết khủng hoảng cho doanh nghiệp.

Vì thế, rất có thể quý vị sẽ tìm thấy nhiều lời khuyên hữu ích khi kết nối với nhân vật này đấy! 

Tài liệu tham khảo:

https://www.asiafoods.vn/Thong-Tin-Cong-Ty#Content

https://www.brandsvietnam.com/14229-Chan-dung-3-dai-gia-thau-tom-thi-truong-mi-an-lien-Viethttps://azacan.net/wp-admin/X%E1%BB%AD%20l%C3%BD%20kh%E1%BB%A7ng%20ho%E1%BA%A3ng%20truy%E1%BB%81n%20th%C3%B4ng%20m%C3%AC%20G%E1%BA%A5u%20%C4%90%E1%BB%8F_%205%20b%C3%A0i%20h%E1%BB%8Dc%20l%E1%BB%9Bn%20kh%C3%B4ng%20n%C3%AAn%20b%E1%BB%8F%20qua!%20%E2%80%93%20AZACAN.net%20%E2%80%93%20Di%E1%BB%85n%20%C4%91%C3%A0n%20Doanh%20Ch%E1%BB%A7_files/PMLpcfORnGI.html

https://baophapluat.vn/tieu-dung-va-du-luan/my-gau-do-su-that-phia-sau-nhan-vat-day-trac-an-111525.html
https://cafef.vn/cau-chuyen-kinh-doanh/vach-tran-chieu-tro-lua-doi-cua-cac-ong-chu-my-goi-2012527104957347.chn
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/cuoc-chien-mi-goi-va-su-gian-doi-1338208816.htm
https://www.brandsvietnam.com/350-Clip-quang-cao-my-Gau-do-vi-pham-dao-duc-trong-hoat-dong-quang-cao

https://vnexpress.net/quang-cao-my-gau-do-gay-tranh-cai-2720071.htmlQuảng cáo Mì gấu đỏ – gắn kết yêu thương thất bại do đâu?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Xu hướng

Copyright © 2021 AZACAN Nguyễn Đình Bình